Ngày soạn: 02/12/2021 Ngày dạy: 03/12/2021 Tiết: 46, 47 |
Văn bản
TIẾNG GÀ TRƯA
(Xuân Quỳnh)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS có khả năng:
1. Kiến thức
- Biết sơ giản về tác giả Xuân Quỳnh.
- Cơ sở của lòng yêu nước, sức mạnh của người cuộc sống trong cuộc kháng chiến chống Mĩ: những kỉ niệm tuổi thơ trong sáng, sâu nặng tình nghĩa.
- Nắm được nghệ thuật sử dụng điệp từ, điệp ngữ điệp câu trong bài thơ.
2. Kĩ năng
- Đọc- hiểu, phân tích văn bản thơ trữ tình sử dụng các yếu tố tự sự.
- Phân tích các yếu tố biểu cảm trong bài.
3. Định hướng phát triển năng lực: NL xác định giá trị, NL lắng nghe tích cực, NL tư duy sáng tạo, giao tiếp, hợp tác.
3. Phẩm chất:
- HS biết yêu cuộc sống tốt đẹp hiện nay và có ý thức phấn đấu học tập tốt để trở thành người chủ tương lai của đất nước.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên: - Bài soạn, tư liệu về cuộc đời, sự nghiệp của Xuân Quỳnh, m
2. Học sinh: - Đọc, học thuộc bài thơ, trả lời câu hỏi SGK.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
a) Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho hs tìm hiểu bài
b) Nội dung: Thực hiện yêu cầu GV đưa ra
- GV: Kể tên các nhà thơ nữ mà em biết (làm vào phiếu học tập)
c) Sản phẩm: HS trình bày được đúng yêu cầu cảu giáo viên .
- HS: Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Đoàn Thị Điểm, Xuân Quỳnh
d) Tổ chức thực hiện:
- GV dẫn dắt: Nếu như 3 nữ sĩ trên là những gương mặt nhà thơ nữ trung đại thì Xuân Quỳnh lại là một nhà thơ nữ xuất sắc của nền văn học hiện đại. Thơ Xuân Quỳnh giản dị mà nhưng cũng rất mới mẻ, hiện đại. Bài thơ "Tiếng gà trưa" mà chúng ta học hôm nay thể hiện rất rõ phong cách thơ bà.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
TIẾT 1
Hoạt động của thầy và trò | Sản phẩm dự kiến | ||
Hoạt động 1: Giới thiệu chung a) Mục tiêu: Học sinh tìm hiểu thông tin về tác giả và tác phẩm b) Nội dung: HS thực hiện nhiệm vụ. c) Sản phẩm: Nắm rõ thông tin về tác giả và tác phẩm. d) Tổ chức thực hiện: | |||
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV: Căn cứ vào phần chú thích và những hiểu biết của em về Xuân Quỳnh, hãy trình bày tóm tắt đôi điều về tác giả của bài thơ này? - GV: Hãy cho biết bài thơ được sáng tác trong thời điểm nào? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + Học sinh suy nghĩ tìm ra câu trả lời Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + HS trình bày miệng, HS khác nhận xét đánh giá. GV bổ sung: - Xuất thân trong một gia đình công chức, mồ côi mẹ từ khi còn nhỏ, xa cha, sống với bà ở La Khê- thời gian này là nguồn cảm hứng để tác giả thể hiện trong sáng tác của mình. - GV giới thiệu 1 số tác phẩm của Xuân Quỳnh: Tơ tằm, chồi biếc (1963), Hoa dọc chiến hào (1968), Gió Lào cát trắng (1974), Lời ru trên mặt đất (1978), Sân ga chiều em đi (1978), Tự hát (1984), Hoa cỏ may - Tập thơ đạt giải thưởng văn học năm 1990 của hội nhà văn VN. - Bước 4: Kết luận, nhận định: + GV nhận xét thái độ và kết quả làm việc của HS, chuẩn đáp án. | I. Giới thiệu chung 1. Tác giả -Xuân Quỳnh (1942-1988) - Tên thật: Nguyễn Thị Xuân Quỳnh - Quê: La khê, Hà Đông, Hà Nội - Là nhà thơ nữ xuất sắc của nền thơ ca hiện đại. - Thơ Xuân Quỳnh trẻ trung, sôi nổi, đôn hậu, giàu nữ tính. 2. Tác phẩm - Bài thơ ra đời vào thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Mĩ , in lần đầu trong tập “ Hoa dọc chiến hào” | ||
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản a) Mục tiêu: Học sinh tìm hiểu văn bản b) Nội dung: HS vận dụng sgk, kiến thức GV cung cấp để thực hiện nhiệm vụ, trả lời ra giấy nháp. c) Sản phẩm: Đáp án của HS d) Tổ chức thực hiện: | |||
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV: Em hãy giải nghĩa từ chắt chiu, chéo go, gà mái mơ? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + Học sinh suy nghĩ tìm ra câu trả lời - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS trả lời. GV nhận xét, bổ sung =>Bình dị, quen thuộc. - Bước 4: Kết luận, nhận định: + GV nhận xét thái độ và kết quả làm việc của HS, chuẩn đáp án. | II. Đọc - hiểu văn bản 1. Đọc - chú thích - Đọc chậm ở các câu " tiếng gà trưa" thể hiện sự hôi tưởng, với tình cảm tha thiết - xuống giọng " cục... cục tác cục ta", đọc chậm "nghe gọi về tuổi thơ" - Câu cuối " vì lòng yêu tổ quốc vì xóm làng thân thuộc" lên giọng khỏe khoắn chú ý ngắt quãng | ||
NV2 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV: Bài thơ được viết theo thể thơ nào? => - Thể thơ: tự do 5 chữ - GV: Từ đó em hãy xác định phương thức biểu đạt và nhân vật trữ tình của bài thơ? => - Biểu cảm, tự sự và miêu tả; nhân vật trữ tình là người chiến sĩ. - GV: Cảm xúc chủ đạo bao trùm trong bài thơ là gì? => - Tình yêu cuộc sống, yêu làng xóm, quê hương đất nước. - GV: Cảm xúc ấy được khơi nguồn bắt đầu từ sự việc gì? Mạch cảm xúc của bài thơ được triển khai như thế nào? Mạch cảm xúc của bài thơ được triển khai như thế nào? - Tiếng gà trưa vang lên trong một trạm dừng chân nghỉ giữa đường hành quân - một xóm nhỏ. - Tiếng gà trua gợi tình cảm làng quê . - Tiếng gà trưa gợi kỉ niệm ấu thơ thân thương. - Tiếng gà trưa và những suy tư, mong ước của tác giả. - GV: Từ mạch cảm xúc ấy, hãy xác định bố cục của văn bản? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + Học sinh suy nghĩ tìm ra câu trả lời - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS trả lời. GV nhận xét, bổ sung - GV: Trong những nội dung trên, nội dung nào được phản ánh chân thực và sinh động nhất? - Nội dung 2: Tiếng gà trưa gợi kỉ niệm ấu thơ thân thương. - GV: Em có nhận xét gì về ý nghĩa bức tranh minh họa trong sgk? - Các hình ảnh: người bà, con gà, quả trứng hồng bà đưa lên soi...tác giả như sống lại kỉ niệm ấu thơ của mình. - Bước 4: Kết luận, nhận định: + GV nhận xét thái độ và kết quả làm việc của HS, chuẩn đáp án. | 2. Kiểu văn bản và phương thức biểu đạt - Thể thơ: tự do 5 chữ - Phương thức biểu đạt: Biểu cảm kết hợp tự sự và miêu tả
* Bố cục: 03 phần - Phần 1 (Khổ thơ đầu): Tiếng gà trưa làm thức dậy tình cảm làng quê - Phần 2 (khổ 2,3,4,5,6): tiếng gà trưa khơi gợi kỷ niệm ấu thơ - Phần 3 ( còn lại): Những suy tư gợi lên từ tiếng gà trưa. |