Giáo án Ngữ văn 8 Năm học 2020 - 2021
Ngày soạn: 06/9/2020
TIẾT 1,2,3,4,5,6:
CHỦ ĐỀ : TÂM HỒN TRẺ THƠ TRONG VĂN BẢN
TÔI ĐI HỌC VÀ TRONG LÒNG MẸ
TÍCH HỢP TÍNH THỐNG NHẤT VỀ CHỦ ĐỀ
VÀ BỐ CỤC CỦA VĂN BẢN
A. XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ
I. MỤC TIÊU CỦA CHỦ ĐỀ
1. Kiến thức/ kỹ năng/ thái độ
1.1.Đọc- hiểu
- Đọc hiểu nội dung: Qua chủ đề văn bản - làm văn, học sinh hiểu, cảm nhận được
dòng tâm trạng mơn man của nhân vật trong ngày đầu tiên đi học (Tôi đi học) và thể
hiện niềm khát khao tình cảm ruột thịt cháy bỏng của nhân vật bé Hồng ( Trong lòng
mẹ), hiểu những thành kiến cổ hủ, nhỏ nhen, độc ác không thể làm khô héo tình cảm
ruột thịt sâu nặng, thiêng liêng.
- Đọc hiểu hình thức: Nắm được cốt truyện, nhân vật, sự kiện, một số chi tiết nghệ
thuật đặc sắc trong miêu tả tâm lí nhân vật. Bước đầu biết đọc - hiểu một văn bản hồi
kí.Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để
phân tích tác phẩm truyện.
- Liên hệ, so sánh, kết nối: + Văn bản “Cổng trường mở ra” – tác giả Lí Lan, được
trích dẫn trong chương trình Ngữ văn 7, tập I.
+ Bài viết “Ngày khai trường” – tác giả Edmondo De Amicis, được trích dẫn trong
cuốn Tâm Hồn Cao Thượng, Hà Mai Anh dịch
+Có kĩ năng vận dụng phương pháp học tập vào Đọc - Hiểu những truyền thuyết
khác:
- Đọc mở rộng: tìm đọc một số truyện khác cùng đề tài và đọc toàn bộ tác phẩm
“Những ngày thơ ấu”. Chia sẻ những điều mình tâm đắc.
1.2.Viết:
-Thực hành viết: Viết được bài theo chủ đề được định hướng và có bố cục hợp lý.
1.3. Nói - nghe
- Nói: kể lại một cách tóm tắt và nêu nhận xét về nội dung và nghệ thuật của hai tác
phẩm được học trong chủ đề
-Nghe: Lắng nghe và tóm tắt được nội dung trình bày của thầy và bạn.
-Nói nghe tương tác: Biết tham gia thảo luận trong nhóm về một vấn đề cần có giải
pháp thống nhất, biết đặt câu hỏi và trả lời, biết nêu một vài đề xuất dựa trên các ý
tưởng được trình bày trong quá trình thảo luận.
2. Phát triển phẩm chất, năng lực
1
Để tải trọn bộ chỉ với 50k, vui lòng liên hệ qua Zalo 0898666919 hoặc Fb: Hương Trần