Chuyên đề Ngày soạn: 2/1/2016
NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
Củng cố kiến thức cách làm bài văn NLXH
2. Kĩ năng:
- Kĩ năng: làm bài văn NLXH
- Kĩ năng sống:
3. Thái độ:
- Tự khám phá cho mình cách nhìn nhận cuộc sống khách quan, đúng đắn.
II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
1. Giáo viên: SGK, SGV, Tài liệu tham khảo.
2. Học sinh: SGK, vở soạn.
III. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
- Giáo viên tiến hành kết hợp các phương pháp gợi tìm, đàm thoại
- Phương pháp dạy học tích cực:
+ Động não
+ Trình bày
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- Ổn định tổ chức
Lớp | Ngày dạy | Tiết | Buổi | Sĩ số | Điểm miệng |
|
|
|
|
|
|
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới
Hoạt động của GV & HS | Nội dung cần đạt |
GV Y/C HS nhắc lại kiến thức lí thuyết về 2 dạng đề :
Gọi 2-3 Hs trả lời Gv nhận xét, bổ sung, chốt lại
Gv ra đề Y/c HS xác định dạng đề Gọi 2 HS lên bảng lập dàn ý Gọi 2 HS nhận xét Gv nhận xét, bổ sung, chốt lại
Gv ra đề Y/c HS xác định dạng đề Gọi 2 HS lên bảng lập dàn ý Gọi 2 HS nhận xét Gv nhận xét, bổ sung, chốt lại |
Những hiện tượng tốt hoặc chưa tốt cần được nhìn nhận thêm. - Chấp hành luật giao thông ở nông thôn. - Hiến máu nhân đạo - Nạn bạo hành trong giao đình - Phong trào thanh niên tiếp sức mùa thi - Cuộc vận động giúp đỡ đồng bào hoạn nạn - Cuộc đấu tranh chống nạn phá rừng - Những tấm gương người tốt việc tốt - Nhiều bạn trẻ quên nói lời xin lỗi khi mắc lỗi - Nhiều bạn trẻ quên nói lời cảm ơn khi được giúp đỡ
Nêu rõ hiện tượng. -Nêu nguyên nhân. - Nêu hậu quả - Giải pháp -Bày tỏ thái độ, ý kiến về hiện tượng xã hội đó.
- Vấn đề nhận thức: lí tưởng, mục đích sống… - Vấn đề về đạo đức, tâm hồn, tính cách: lòng yêu nước, lòng nhân ái, vị tha, bao dung, độ lượng; tính trung thực, dũng cảm, chăm chỉ, cần cù, thái độ hòa nhã, khiêm tốn; thói ích kỉ, ba hoa, vụ lợi… - Vấn đề về các quan hệ gia đình: tình mẫu tử, tình phụ tử, tình anh em… - Vấn đề về các quan hệ xã hội: tình đồng bào, tình thầy trò, tình bạn… - Vấn đề về cách ứng xử, đối nhân xử thế của con người trong cuộc sống. a. Mở bài: - Dẫn dắt vào đề (…) - Giới thiệu về tư tưởng, đạo lí nêu ở đề bài (…) - Trích dẫn ý kiến, nhận định (nếu có) (…) b. Thân bài: * Giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận (…). Tùy theo yêu cầu đề bài mà có thể có những cách giải thích khác nhau: - Giải thích khái niệm, trên cơ sở đó giải thích ý nghĩa, nội dung vấn đề. - Giải thích nghĩa đen của từ ngữ, rồi suy luận ra nghĩa bóng, trên cơ sở đó giải thích ý nghĩa, nội dung vấn đề. - Giải thích mệnh đề, hình ảnh trong câu nói, trên cơ sở đó xác định nội dung, ý nghĩa của vấn đề mà câu nói đề cập. * Phân tích và chứng minh những mặt đúng của tư tưởng , đạo lí cần bàn luận (…) Bản chất của thao tác này là giảng giải nghĩa lí của vấn đề được đặt ra để làm sáng tỏ tới cùng bản chất của vấn đề. Phần này thực chất là trả lời câu hỏi: Tại sao? (Vì sao?) Vấn đề được biểu hiện như thế nào? * Phê phán, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề đang bàn luận (…) * Bình luận, đánh giá (bàn bạc, mở rộng, đề xuất ý kiến…): - Đánh giá vấn đề: Nêu ý nghĩa của vấn đề, mức độ đúng – sai, đóng góp – hạn chế của vấn đề. - Từ sự đánh giá trên, rút ra bài học kinh nghiệm trong cuộc sống cũng như trong học tập, trong nhận thức cũng như trong tư tưởng, tình cảm… - Đề xuất phương châm đúng đắn… c. Kết bài: - Khẳng định chung về tư tưởng, đạo lí đã bàn luận ở thân bài (…) - Lời nhắn gửi đến mọi người (…)
Rất nhiều điều kì diệu đến từ facebook. Tuy nhiên, chính sức lan tỏa mạnh mẽ của mạng xã hội này đã khiến cho nhiều chuyện tưởng chừng chỉ là đùa tếu táo đã mang đến những hậu quả khôn lường. Những phát ngôn gây sốc, những bức hình phản cảm, những lời cười cợt thái quá… đã khiến cho không ít người bị tổn thương nghiêm trọng. (Theo nguồn Internet) Từ những hiểu biết về mạng xã hội facebook, anh/chị viết một đoạn văn bàn về: Văn hóa của người dùng facebook hiện nay.
1. Giải thích khái niệm: Facebook là mạng xã hội có tính chất kết nối rộng rãi, là trang mạng cá nhân, có thể chia sẻ thông tin, giao lưu, chia sẻ toàn cầu. 2. Bàn luận về văn hóa dùng Facebook hiện nay - Ý kiến trên nhấn mạnh mặt tiêu cực trong văn hóa facebook hiện nay: Chính sức lan tỏa mạnh mẽ của mạng xã hội này đã khiến cho nhiều chuyện tưởng chừng chỉ là đùa tếu táo đã mang đến những hậu quả khôn lường. Những phát ngôn gây sốc, những bức hình phản cảm, những lời cười cợt thái quá… đã khiến cho không ít người bị tổn thương nghiêm trọng. - Chứng minh : Chứng minh bằng cách nêu ra ví dụ về hậu quả khôn lường của facebook VD: Đã có thời điểm cư dân mạng chưa hết sửng sốt về hành động của một cô gái trẻ tạo dáng chụp hình trên bia mộ Liệt sĩ thì không lâu sau đó, hình ảnh một chàng trai ngồi trên tượng đài Lý Thái Tổ chụp ảnh được đăng tải trên facebook đã thể hiện sự thiếu ý thức và vô văn hóa trầm trọng. – Các bạn trẻ giờ đây quá thờ ơ, coi việc gây sốc, gây cười, gây chú ý để tạo nên những fan, những hội phát cuồng vì trao lưu này, trao lưu nọ. Sự nhảm nhí và lối sống như vậy dù ít dù nhiều cũng phản ánh một thực trạng: có lẽ các bạn trẻ quá phóng thoáng trong suy nghĩ, xem những trang mạng xã hội như trò giải trí, mua vui tầm thường mà chưa đi vào khai thác những mặt tích cực của nó. 4. Bài học rút ra: Là người dùng facebook có văn hóa, cần phải: – Nhận thức đúng đắn những phát ngôn, những hình ảnh mình đăng tải và chia sẻ trên facebook. Thận trọng, suy nghĩ chính chắn tránh làm tổn thương đến người xung quanh và chính bản thân mình. -Suy nghĩ kĩ trước khi nhấn nút like. - Không nên dành quá nhiều thời gian cuốn theo facebook trong khi cuộc sống còn rất nhiều điều thực tế quan trọng, thiêng liêng cần làm. Mỗi người nên và cần là người sử dụng facebook có văn hóa, nhất là lứa tuổi học trò -Dùng nó để làm những việc có ích cho cộng đồng Không thể phủ nhận được vai trò của mạng xã hội với đời sống của con người hiện này. Nhưng lạm dụng nó với những mục đích vô bổ thì không đáng. Chỉ có thể thay đổi lối sống tích cực khi suy nghĩ của mỗi người được thay đổi nhân văn và tốt đẹp hơn, nhất là với giới trẻ thì điều ấy là vô cùng cần thiết.
ĐỀ 2 Viết một bài văn ngắn (không quá 600 từ): Hãy bày tỏ quan điểm của mình về tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay. 1. Tìm hiểu đề - Dạng đề: Nghị luận về một hiện tượng đời sống - Vấn đề nghị luận: tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay 2. Dàn ý: a. Mở bài: Nêu vấn đề nghị luận b. Thân bài: - Tình trạng ô nhiễm môi trường sống hiện nay ( thực trạng ):chất thải công nghiệp, động cơ xe xe ô tô , xe máy các loại làm vẩn đục bầu không khí. Các ngành nghề thủ công, dùng túi ni lông, lượng rác thải nhiều,.. - Nguyên nhân của Tình trạng ô nhiễm môi trường : + Khách quan : CNH, HĐH phát triển, dân số tăng, điều kiện tự nhiên, tài nguyên cạn kiệt… + Chủ quan : con người thiếu ý thức, khai thác rừng bừa bãi , nhà nước quản lí chưa nghiêm,.. - Những hậu quả : làm ảnh hưởng sức khoẻ , tuổi thọ người dân giảm sút, góp phần lớn trì trệ sự phát triển hoà nhập của đất nước. - Giải pháp khắc phục : + Phê phán những việc làm ảnh hưởng tới môi trường + Thường xuyên tuyên truyền việc giữ gìn môi trường + Thông điệp đến với tất cả mọi người : “ Bảo vệ môi trường là bảo vệ chính bạn”, + Xử lí triệt để những hành vi làm ảnh hưởng môi trường sống. c. Kết bài: Đánh giá chung về vấn đề Viết một bài văn ngắn (không quá 600 từ): Hãy bày tỏ quan điểm của mình về tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay. 1. Tìm hiểu đề - Dạng đề: Nghị luận về một hiện tượng đời sống - Vấn đề nghị luận: tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay 2. Dàn ý: a. Mở bài: Nêu vấn đề nghị luận b. Thân bài: - Tình trạng ô nhiễm môi trường sống hiện nay ( thực trạng ):chất thải công nghiệp, động cơ xe xe ô tô , xe máy các loại làm vẩn đục bầu không khí. Các ngành nghề thủ công, dùng túi ni lông, lượng rác thải nhiều,.. - Nguyên nhân của Tình trạng ô nhiễm môi trường : + Khách quan : CNH, HĐH phát triển, dân số tăng, điều kiện tự nhiên, tài nguyên cạn kiệt… + Chủ quan : con người thiếu ý thức, khai thác rừng bừa bãi , nhà nước quản lí chưa nghiêm,.. - Những hậu quả : làm ảnh hưởng sức khoẻ , tuổi thọ người dân giảm sút, góp phần lớn trì trệ sự phát triển hoà nhập của đất nước. - Giải pháp khắc phục : + Phê phán những việc làm ảnh hưởng tới môi trường + Thường xuyên tuyên truyền việc giữ gìn môi trường + Thông điệp đến với tất cả mọi người : “ Bảo vệ môi trường là bảo vệ chính bạn”, + Xử lí triệt để những hành vi làm ảnh hưởng môi trường sống. c. Kết bài: Đánh giá chung về vấn đề
ĐỀ 3 Viết một bài văn ngắn ( không quá 400 từ ) nêu suy nghĩ của anh / chị về ý kiến sau của Ăng -ghen: |