Tiết theo PPCT: 01
Ngày soạn: Ngày dạy: |
|
VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH
I. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
1. Về kiến thức:
- Cảm nhận được giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm và nhân cách thanh cao của tác giả qua ngòi bút chân thực, sâu sắc về cuộc sống của phủ chúa Trịnh.
2. Về năng lực
-Năng lực tự học, năng lực sáng tạo: Học sinh chủ động tìm hiểu kiến thức trước khi đến lớp và sau khi học xong bài học. Từ kiến thức đã có để vận dụng vào trong thực tế đời sống.
- Năng lực hợp tác: Hợp tác với các thành viên trong nhóm, tổ để thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Năng lực công nghệ thông tin và truyền thông: Sử dụng công nghệ thông tin khi tìm hiểu tác giả, tác phẩm, trình chiếu nội dung bài học mà giáo viên yêu cầu trình bày.
- Năng lực đọc hiểu văn bản kí sự theo đặc trưng thể loại: Nhận biết và phân tích được các chi tiết tiêu biểu về cuộc sống xa hoa, đầy quyền uy nơi phủ chúa Trịnh và thái độ tâm trạng của nhân vật “tôi” khi bước vào phủ chúa chữa bệnh cho Trịnh Cán. Đánh giá được chủ đề, tư tưởng, thông điệp của văn bản: phê phán cuộc sống xa hoa, sự lộng quyền của nhà chúa; vẻ đẹp tâm hồn, triết lí nhân sinh của tác giả.
3. Về phẩm chất
-Hình thành các phẩm chất: yêu nước đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên trên hết , nhân ái yêu thương con người , trung thực tôn trọng lẽ phải, thật thà ngay thẳng, lên án cái xấu qua thái độ phê phán lối sống xa hoa, hưởng lạc của phủ chúa Trịnh và trân trọng vẻ đẹp tâm hồn tài năng của Lê Hữu Trác.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Đối với giáo viên
- Sách giáo viên, sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập 1.
- Thiết kế bài giảng.
2. Đối với học sinh
- Sách giáo khoa. Vở soạn văn. Vở ghi.
III. Tiến trình bài học.
- Giáo viên tổ chức bài dạy bằng cách kết hợp các phương pháp phát vấn, phân tích, thảo luận nhóm.
1. Ổn định tổ chức
2. Bài mới
Hoạt động của GV và HS | Nội dung bài học |
Hoạt động 1: Khởi động Mục tiêu: Tạo tình huống có vấn đề. B1: Em hiểu thế nào về tên hiệu Hải Thượng Lãn Ông? Tại sao Lê Hữu Trác lại lấy tên này làm tên hiệu của mình? B2. B3. B4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức. GV Cho học sinh xem một số hình ảnh về danh y Lê Hữu Trác và giới thiệu: Lê Hữu Trác không chỉ là thầy thuốc nổi danh là một “lương y như từ mẫu” mà còn là một nhà thơ, nhà văn nổi tiếng, một trong những những tác giả văn học có đóng góp cho sự phát triển của thể loại kí. Tập kí sự đặc sắc “ Thượng kinh kí sự” mang giá trị hiện sâu sắc đồng thời thể hiện rõ tài năng, nhân cách thanh cao của tác giả. Để hiểu rõ con người Lê Hữu Trác cũng như hiện thực xã hội Việt Nam thế kỉ XVIII chúng ta tìm hiểu đoạn trích “ Vào phủ chúa Trịnh”.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức kĩ năng HĐ1: I. Tìm hiểu chung. Mục tiêu: Học sinh nắm được những nét chính về tác giả Lê Hữu Trác, vài nét về tác phẩm được giới thiệu ở phần tiểu dẫn/SGK B1: GV Chiếu 1 vài hình ảnh liên quan đến tác giả Lê Hữu Trác, tác phẩm Thượng kinh kí sự. ? Dựa vào phần tiểu dẫn / SGK và 1 số thông tin trên hình ảnh, em hãy cho biết, phần tiểu dẫn và những hình ảnh tư liệu trên màn hình máy chiếu cung cấp cho các em những hiểu biết cơ bản gì về tác giả Lê Hữu Trác và đoạn trích “ Vào phủ chúa Trịnh”? B2: B3: B4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức. GV bổ sung, mở rộng; TG vốn xuất thân trong gia đình có truyền thống học hành, thi cử, nhiều đời làm quan. Cha ông là Hữu Thị lang Bộ công. Lê Hữu Trác là con thứ bảy nên mọi người thường gọi ông là Cậu Chiêu Bảy. Ông sinh ra và lớn lên ở vùng đất địa linh nhân kiệt, có nhiều nhân tài như Nguyễn Trãi, Nguyễn Dữ, trạng nguyên 13 tuổi Nguyễn Hiền, Phạm Đình Hổ. |
I. Tìm hiểu chung. 1. Tác giả Lê Hữu Trác (1724 – 1791) - Quê quán: làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương. - Tên hiệu: Hải Thượng Lãn Ông. - Ông sinh ra trong một gia đình có truyền thống học hành, thi cử, đỗ đạt làm quan. - Là một danh y tâm huyết và đức độ, đồng thời cũng là nhà thơ, nhà văn có những đóng góp đáng ghi nhận cho văn học nước nhà. - Sống trong thời đại nhiều biến động, xã hội rối ren: vua Lê bù nhìn, chúa Trịnh tiếm quyền, ăn chơi xa hoa lãng phí, nhân dân cơ cực, lầm than. - Sự nghiệp của ông được tập hợp trong bộ “Hải Thượng y tông tâm lĩnh”. Đây là công trình nghiên cứu y học xuất sắc nhất thời trung đại, cũng là công trình ghi chép những cảm xúc chân thật của tác giả trong những chuyến đi chữa bệnh ở các vùng quê. 2. Văn bản a. Xuất xứ - Hoàn thành năm 1783, xếp ở cuối bộ “Hải thượng y tông tâm lĩnh”. b. Thể loại - Là tập kí sự bằng chữ Hán. - Kí sự: thể loại kí, ghi chép những sự việc, những câu chuyện có thật và tương đối hoàn chỉnh. c. Nội dung - Văn bản ghi lại cảm nhận và những điều mắt thấy, tai nghe của Lê Hữu Trác về phủ chúa từ khi nhận lệnh vào kinh chữa bệnh cho thế tử Cán. - Đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh” nằm ở phần mở đầu của tác phẩm. |
HĐ2: Đọc hiểu văn bản. Mục tiêu: - Đọc hiểu nội dung + Nhận biết và phân tích được các chi tiết tiêu biểu về cuộc sống xa hoa, đầy quyền uy nơi phủ chúa Trịnh và thái độ tâm trạng của nhân vật “tôi” khi bước vào phủ chúa chữa bệnh cho Trịnh Cán. - Đọc hiểu hình thức + Nhận biết được một số đặc điểm cơ bản của thể kí trung đại, những nét đặc sắc trong bút pháp kí sự của tác giả: tài quan sát miêu tả sinh động những sự việc có thật; *Nói và Nghe - Nói + Biết trình bày ý kiến đánh giá bình luận về hiện thực đời sống - Nghe + Nắm bắt được nội dung thuyết trình và quan điểm của người nói
B1: GV Chiếu 1 vài hình ảnh khắc họa cảnh phủ chúa Trịnh Gv chia lớp thành 4 nhóm N1,2: Khung cảnh phủ chúa được miêu tả qua những chi tiết nào? Từ những chi tiết đó, em có cảm nhận gì về khung cảnh của phủ chúa Trịnh? N3,4: Cung cách sinh hoạt trong phủ chúa Trịnh được miêu tả qua những chi tiết nào? Qua những chi tiết đó, em cảm nhận như thế nào về cung cách sinh hoạt của phủ Chúa. *Hoạt động cặp đôi: Từ những chi tiết miêu tả về cuộc sống và cung cách sinh hoạt trong phủ chúa Trịnh, em có cảm nhận gì về cuộc sống của nhân dân và thực trạng xã hội thời bấy giờ? B2: B3: B4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức. Những dòng viết kí của Lê Hữu Trác chân thực như một nhà sử gia: "Đấng bề trên sống thác loạn, bệnh hoạn, sủng ái Tuyên phi, ăn chơi sa đoạ nên cuối đời mắc bệnh sợ ánh sáng mặt trời, bỏ bê chính sự, giam mình trong mật thất ở cung Thưởng Trì hoặc sau những lần trướng gấm"( Đại Việt sử kí tục biên)
Hoạt động 3: Luyện tập. Mục tiêu: Củng cố kĩ năng đọc hiểu văn bản cho học sinh - Viết được một đoạn văn nghị luận về một vấn đề trong văn bản. B1: Phân tích giá trị hiện thực trong đoạn trích VPCT? B2: B3: B4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức.
Hoạt động 4,5: Vận dụng + Mở rộng Mục tiêu: Khái quát các kiến thức đã học từ đó rút ra các kĩ năng cần có sau khi học bài. B1:Anh/chị lấy một vài ví dụ giai thoại về LHT? B2: B3: B4: GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kt | II. Đọc hiểu văn bản. 1. Khung cảnh phủ chúa và cung cách sinh hoạt trong phủ chúa Trịnh a. Khung cảnh phủ Chúa * Cảnh bên ngoài - Cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm, gió đưa thoang thoảng mùi hương”. - Nhiều dãy hành lang quanh co nối nhau liên tiếp. => Khung cảnh thơ mộng như chốn bồng lai tiên cảnh. * Cảnh nội cung - Bên trong phủ là những nhà “Đại đường”, “Quyển bồng”, “Gác tía” với kiến trúc cầu kì, xinh đẹp. - Đồ dùng trong phủ: kiệu son, võng điều, đồ nghi trượng sơn son thếp vàng và những đồ đạc “nhân gian chưa từng thấy” . - Đến nội cung của thế tử phải qua năm, sáu lần trướng gấm. - Không khí: ngào ngạt mùi hương của nến, của hoa. - Bài thơ của tác giả minh chứng rõ thêm uy quyền nơi phủ chúa (Lính nghìn cửa vác dòng nghiêm nhặt – Cả trời Nam sang nhất là đây). => Khung cảnh phủ chúa hiện lên thâm nghiêm, nguy nga, tráng lệ, lung linh, huyền ảo, biểu hiện một cuộc sống vương giả nhưng ngột ngạt, tù đọng, thiếu sinh khí. b. Cung cách sinh hoạt trong phủ chúa - Khi tác giả lên cáng vào phủ theo lệnh chúa thì có “tên đầy tớ chạy đàng trước hét đường” và “cáng chạy như ngựa lồng”. - Trong phủ chúa: + Người giữ cửa truyền báo rộn ràng, người có việc quan qua lại như mắc cửi. + Luôn có phi tần và hậu mã quân túc trực để đợi lệnh. + Đồ dùng tiếp khách toàn là những “mâm vàng, chén bạc”, của ngon vật lạ. Bữa cơm tiếp khách có đầy đủ phong vị của nhà đại gia. - Khi tác giả vào bắt mạch: + Không được thấy mặt chúa mà chỉ làm theo mệnh lệnh của chúa do quan Chánh đường truyền đạt lại. + Chỉ dám “nín thở đứng chờ ở xa”, “khúm núm đến trước sập xem mạch”. + Thế tử bị bệnh có đến 7, 8 thầy thuốc phục dịch và lúc nào cũng có “mấy người đứng hầu hai bên”. + Thế tử chỉ là một đứa bé năm, sáu tuổi nhưng khi xem bệnh, tác giả - một cụ già phải lạy 4 lạy, xem xong lại phải lạy bốn lạy trước khi lui ra. - Những lời lẽ nhắc đến chúa Trịnh và thế tử đều hết sức cung kính, lễ độ nhưng thể hiện sự lộng quyền, vượt quyền của chúa Trịnh: Thánh thượng đang ngự ở đấy, chưa thể yết kiến, hầu mạch Đông cung thế tử, hầu trà, phòng trà…. => Cung cách sinh hoạt khuôn phép, uy nghi, thể hiện uy quyền tột bậc của Chúa Trịnh – người đứng sau vua nhưng lấn lướt cả quyền lực của nhà vua. => Thông qua những chi tiết miêu tả quang cảnh và cung cách sinh hoạt trong phủ chúa Trịnh, tác giả cũng gián tiếp thể hiện cuộc sống cơ cực, lầm than của nhân dân và tình trạng rối ren, nhiễu nhương của xã hội đương thời.
+ Phản ánh chân thực bức tranh phủ Chúa giầu có, uy quyền và bệnh tật. + Đồng thời tác giả cũng bày tỏ thái độ lên án phê phán
|