Trường: THPT DƯỠNG ĐIỀM
Tổ: NGỮ VĂN
TÊN BÀI DẠY: VỢ CHỒNG A PHỦ (Trích) - Tô Hoài
Thời gian thực hiện: tiết 55, 56, 57
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức:
Hiểu được cuộc sống cơ cực, tối tăm của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao dưới ách áp bức, thống trị của thực dân pháp và phong kiến tay sai; quá trình người dân tộc thiểu số thức tỉnh, từng bước giác ngộ cách mạng và vùng lên tự giải phóng đời mình và đi theo tiếng gọi của Đảng.
Thấy được những đóng góp của tác giả trong nghệ thuât khắc hoạ tính cách nhân vật, lối kể chuyện linh hoạt, sự tinh tế trong diễn tả thế giới nội tâm, am hiểu về phong tục tập quán người Mông, lời văn tinh tế mang màu sắc dân tộc và giàu chất thơ..
2. Về năng lực:
*Năng lực đặc thù: Năng lực đọc
- Đọc – hiểu nội dung:
+ Phân tích được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, sự kiện, nhân vật và mối quan hệ của chúng trong truyện ngắn.
+ Nhận xét được những chi tiết quan trọng trong việc thể hiện nội dung văn bản “Vợ chồng A Phủ”.
+ Phân tích và đánh giá được chủ đề tư tưởng, thông điệp mà văn bản gửi gắm và tư tưởng nhân đạo của nhà văn Tô Hoài qua truyện ngắn.
+ Nhận biết và phân tích được một số yếu tố đặc trưng của truyện ngắn: không gian, thời gian, nhân vật, người kể chuyện.
+ Phân tích được nghệ thuật trần thuật, miêu tả tâm lí nhân vật, cách sử dụng ngôn ngữ,…
- Liên hệ, mở rộng, so sánh các tác phẩm cùng chủ đề.
*Năng lực chung:
- NL giao tiếp và hợp tác: Phân tích được các công việc cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ nhóm được GV phân công.
- NL giải quyết vấn đề: Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.
3. Về phẩm chất:
- Bồi đắp lòng nhân ái, sự bao dung với mọi người xung quanh.
- Sống có lí tưởng, có trách nhiệm với bản thân, gia đình, quê hương, đất nước; biết đấu tranh chống lại các thế lực xấu trong xã hội.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1.Chuẩn bị của giáo viên
- Thiết bị dạy học: Máy chiếu/Tivi, giấy AO, A4,…
- Học liệu: SGK, hình ảnh, clip về tác giả và tác phẩm; Phiếu học tập,…
2. Chuẩn bị của học sinh
- SGK, vở ghi chép, bài soạn chuẩn bị trước ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động
a.Mục tiêu: tìm ra các nét văn hóa địa phương trong các bức tranh.
b.Nội dung: GV tổ chức trò chơi Nhìn hình đoán từ.
c.Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d.Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV chiếu các hình ảnh vê cuộc sống sinh hoạt của người dân miền núi. Khi mỗi bức tranh được lật mở, HS phải trả lời về một nét đẹp văn hóa nào của các dân tộc ở vùng núi Tây Bắc được diễn tả qua bức tranh. Thời gian trả lời: 5s
+ Qua những bức tranh trên, GV hỏi: Những bức tranh nhắc đến địa phương nào của đất nước?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
GV trình chiếu các slide.
HS chọn lật tranh và trả lời theo thời gian quy định.
Bước 3: Báo cáo kết quả
Học sinh xác định câu trả lời theo thời gian quy định
Bước 4: Giáo viên nhận xét câu trả lời của HS, chốt kiến thức, giới thiệu bài mới: Theo chân Tô Hoài đến với vùng núi Tây Bắc qua tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”, người đọc không chỉ thấy được những vẻ đẹp thiên nhiên cũng như văn hóa vùng đất địa đầu Tổ quốc mà còn thấy nơi đây ấm áp tình người qua câu chuyện giữa Mị và A Phủ .
- Những hoạt động văn hóa:
+ Ném pao
+ Ném còn
+ Thổi khèn
+ Chơi quay
Địa phương được gợi đến: Tây Bắc
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
2.1. Hoạt động khám phá kiến thức 1: I. TÌM HIỂU CHUNG
a. Mục tiêu: Giúp HS hình thành những kiến thức khái quát về tác giả Tô Hoài và truyện ngắn Vợ chồng A Phủ.
b. Nội dung: Nắm được những nét tiểu sử, cuộc đời và sự nghiệp văn học của Tô Hoài. Nắm được HCST, xuất xứ, tóm tắt được truyện ngắn Vợ chồng A Phủ.
c. Sản phẩm: các câu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
I. TÌM HIỂU CHUNG
Tìm hiểu mục 1. Tác giả Tô Hoài:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tâp:
HS tìm hiểu phần Tiểu dẫn SGK và nêu những hiểu biết cơ bản về tác giả Tô Hoài.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ:
HS đọc SGK và phát biểu, mở rộng kiến thức bên ngoài thông qua việc chuẩn bị bài ở nhà.
Bước 3: Học sinh báo cáo kết quả
Bước 4: GV nhận xét và chốt lại qua trình chiếu các slide.
*Tìm hiểu mục 2: Tìm hiểu tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” và đoạn trích.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Phương pháp: Đàm thoại
+ HS nêu hoàn cảnh sáng tác của truyện ngắn.
+ Trình bày xuất xứ của truyện.
+ GV hướng dẫn cách đọc văn bản và gọi HS đọc 1 đoạn văn bản.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS tìm hiểu và trả lời về kết cấu truyện, vị trí đoạn trích SGK. Nêu cảm nhận chung về nội dung đoạn trích.
Bước 3: HS báo cáo kết quả
HS trả lời các câu hỏi và đọc văn bản theo hướng dẫn của giáo viên.
Bước 4: GV nhận xét, hướng dẫn HS chốt kiến thức.
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả:
- Tên khai sinh: Nguyễn Sen. Sinh năm: 1920-2014)
- Quê quán: Hà Đông.
- Là nhà văn lớn, sáng tác nhiều thể loại. Số lượng tác phẩm đạt kỉ lục trong nền văn học Việt Nam hiện đại.
- Sáng tác thiên về diễn tả những sự thật đời thường: “Viết văn là một quá trình đấu tranh để nói ra sự thật. Đã là sự thật thì không tầm thường, cho dù phải đập vỡ những thần tượng trong lòng người đọc”.
- Có vốn hiểu biết sâu sắc, phong phú về phong tục, tập quán của nhiều vùng khác nhau.
- Lối trần thuật rất hóm hỉnh, sinh động nhờ vốn từ vựng giàu có, phần lớn là bình dân và thông tục nhưng nhờ sử dụng đắc địa nên đạt giá trị nghệ thuật cao.
2. Tác phẩm “Vợ chồng A Phủ“
a) Hoàn cảnh sáng tác: Trong chuyến đi thực tế cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc năm 1952.
b) Xuất xứ: In trong tập Truyện Tây Bắc (được tặng giải nhất - giải thưởng Hội văn nghệ Việt Nam 1954 -1955)
c) Kết cấu: Gồm 2 phần
- Phần 1: Mị & A Phủ ở nhà Thống lí Pa Tra.
- Phần 2: Mị & A Phủ ở Phiềng Sa.
3. Đoạn trích:
- Vị trí đoạn trích: Nằm ở phần đầu truyện
- Chủ đề: Phản ánh nỗi khổ của người dân miền núi dưới ách áp bức của bọn phong kiến, thực dân. Đồng thời thấy được sức sống mãnh liệt, cá tính độc đáo & quá trình đấu tranh tự giải phóng của họ.
2.2. Hoạt động khám phá kiến thức 2: II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
a. Mục tiêu:
- Hiểu được cuộc sống cơ cực, tối tăm của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao dưới ách áp bức, thống trị của thực dân pháp và phong kiến tay sai; quá trình người dân tộc thiểu số thức tỉnh, từng bước giác ngộ cách mạng và vùng lên tự giải phóng đời mình và đi theo tiếng goi của Đảng.
- Thấy được những đóng góp của tác giả trong nghệ thuât khắc hoạ tính cách nhân vật, lối kể chuyện linh hoạt, sự tinh tế trong diễn tả thế giới nội tâm, am hiểu về phong tục tập quán người Mông, lời văn tinh tế mang màu sắc dân tộc và giàu chất thơ.
- Biết sống nhân ái, bao dung; biết đấu tranh chống lại các thế lực xấu trong xã hội, sống có lí tưởng và trách nhiệm hơn.
b. Nội dung
Nội dung II. Đọc – hiểu chi tiết về văn bản về hình tượng nhân vật Mị, hình tượng nhân vật A Phủ
Nội dung III. Tổng kết bài học: Giá trị nội dung: Hiện thực và nhân đạo. Giá trị nghệ thuật
c. Sản phẩm: Kết quả thảo luận, câu trả lời các câu hỏi vấn đáp của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN 1. Tìm hiểu hình tượng nhân vật Mị
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
+ HS làm việc theo cặp: Nhận xét sự xuất hiện của Mị ở đầu tác phẩm qua các chi tiết sau: ngoại hình, tư thế, công việc. Những chi tiết đó dự báo điều gì về số phận Mị cho người đọc biết?
+ Có thể chia cuộc đời Mị thành mấy chặng?
+ Hoạt động nhóm (4 nhóm): GV phát Phiếu học tập cho các nhóm:
· Nhóm 1: Cuộc đời Mị trước khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra.
· Nhóm 2: Cuộc đời Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra
· Nhóm 3: Phân tích tâm trạng và hành động của Mị trong đêm tình mùa xuân
· Nhóm 4: Tâm trạng và hành động của Mị khi chứng kiến A Phủ bị trói.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS thảo luận, trình bày sản phẩm ra giấy A0.
- Bước 3: HS báo cáo kết quả
Mỗi nhóm cử đại diện một học sinh báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập trước lớp.
GV mời các nhóm nhận xét chéo kết quả thảo luận, có thể đưa ra câu hỏi cho nhóm thuyết trình.
- Bước 4: GV nhận xét và hướng dẫn HS chốt kiến thức.
(Phiếu học tập số 1 được kèm theo ở cuối giáo án)
2. Tìm hiểu hình tượng nhân vật A Phủ
- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ
HS làm việc theo cặp trong bàn:
+ Vì sao nói A Phủ là nhân vật có số phận đặc biệt?
+ Nhân vật A Phủ có những tính cách đặc biệt nào?
+ Nhận xét về nghệ thuật thể hiện nhân vật A Phủ của Tô Hoài? Đối sánh với nhân vật Mị tìm ra điểm khác nhau, giống nhau của hai nhân vật?
- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS thảo luận theo cặp các câu hỏi trên và ghi nhận các câu trả lời vào tập nháp.
- Bước 3: HS báo cáo kết quả
- GV gọi đại diện 1 số cặp trả lời: HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
- Bước 4: GV nhận xét và hướng dẫn HS chốt kiến thức.
III. TỔNG KẾT
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
+ Phương pháp: vấn đáp, gợi mở
+ Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm?
+ Thử liên hệ với một số tác phẩm cùng viết về đề tài người nông dân trước cách mạng và rút ra điểm mới trong tư tưởng nhân đạo của nhà văn Tô Hoài so với các nhà văn trước Cách mạng.
- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS phát hiện, đánh giá.
- Bước 3: HS báo cáo kết quả: GV gọi HS trả lời.
- Bước 4: GV nhận xét và hướng dẫn HS chốt kiến thức.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
1. Hình tượng nhân vật Mị
a. Hoàn cảnh xuất hiện
- Hình ảnh: Một cô con gái “ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa”.
à Một cô gái lẻ loi, âm thầm như lẫn vào các vật vô tri vô giác: cái quay sợi, tàu ngựa, tảng đá
à Lúc nào cũng cúi đầu nhẫn nhục và luôn u buồn.
=> Cách giới thiệu nhân vật ấn tượng để dẫn dắt vào trình tìm hiểu số phận nhân vật.
b. Bi kịch thân phận làm dâu gạt nợ
* Trước khi làm dâu gạt nợ nhà thống lí Pá Tra:: Một cô con gái(__________________________________________________________________________________________________
- Là cô gái trẻ đẹp, có tài thổi sáo
- Là cô gái ham làm, sẵn sàng lao động, không quản ngại khó khăn: “Biết cuốc nương ngô, làm ngô trả nợ thay cho bố”
- Là một cô gái yêu đời, yêu cuộc sống tự do, không ham giàu sang phú quý.
- Là người con hiếu thảo, tự trọng.
* Khi về làm dâu nhà thống lí:
- Nguyên nhân: Vì món nợ truyền kiếp bố mẹ vay gia đình nhà thống lí Pá Tra nên Mị bị bắt về làm dâu gạt nợ
à Mị là con nợ đồng thời cũng là con dâu nên số phận đã trói buộc Mị đến lúc tàn đời.
- Lúc đầu: Mị phản kháng quyết liệt.
+ Mị tính chuyện ăn lá ngón để tìm sự giải thoát.
+ Vì lòng hiếu thảo nên phải nén nỗi đau riêng, quay trở lại nhà thống lí.
- Những ngày làm dâu
+ Bị vắt kiệt sức lao động à Bị biến thành một thứ công cụ lao động, là nỗi cực nhục mà Mị phải chịu đựng.
+ Chịu nỗi đau khổ về tinh thần: Bị giam cầm trong căn phòng à Sống với trạng thái gần như đã chết.
- Thái độ của Mị: , nhẫn nhục, đau khổ, tê liệt về tinh thần, buông xuôi theo số phận..
c. Sức sống tiềm tàng của Mị
* Cảnh mùa xuân
- Mùa xuân vui tươi, tràn đầy sức sống, nhiều màu sắc.
- Tiếng ai thổi sáo gọi bạn đi chơi.
- Mị ngồi nhẩm bài hát của người đang thổi
=> Mùa xuân về ở Hồng Ngài đã có nhiều tác động tích cực đối với cuộc đời tăm tối và giá lạnh của Mị.
* Tâm trạng của Mị trong đêm tình mùa xuân:
- Lúc uống rượu đón xuân:
- “Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ực từng bát”
à Mị như đang uống cái đắng cay của phần đời đã qua, uống cái khao khát của phần đời chưa tới. Rượu làm cơ thể và đầu óc Mị say nhưng tâm hồn đã tỉnh lại sau bao ngày câm nín, mụ mị vì bị đày đọa.
- Khi nghe tiếng sáo gọi bạn:
+ Nhớ lại những kỉ niệm ngọt ngào của quá khứ: thổi sáo, thổi lá giỏi.
+ Mị có ý nghĩ lạ lùng mà rất chân thực: muốn tự tử.
à Mị đã ý thức được tình cảnh đau xót của mình.
+ Trong đầu Mị vẫn đang rập rờn tiếng sáo:
à Tiếng sáo biểu tượng cho khát vọng tình yêu tự do đã thổi bùng lên ngọn lửa tâm hồn Mị
+ Những sục sôi trong tâm hồn đã thôi thúc Mị có những hành động:
· “Lấy ống mỡ xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa dầu”
à Mị muốn thắp sáng lên căn phòng vốn bấy lâu chỉ là bóng tối, thắp ánh sáng cho cuộc đời tăm tối của mình.
· “Quấn lại tóc, với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách”
à Mị muốn được đi chơi xuân, quên hẳn sự có mặt của A Sử.
- Khi bị A Sử trói đứng:
- Quên hẳn mình đang bị trói, vẫn thả hồn theo những cuộc chơi, những tiếng sáo gọi bạn tình tha thiết bên tai.
- “Mị vùng bước đi. Nhưng tay chân đau không cựa được...”
à Khát vọng đi chơi xuân đã bị chặn đứng.
+ “Mị nín khóc, Mị lại bồi hồi.... Lúc lại nồng nàn tha thiết nhớ .... Mị lúc mê lúc tỉnh…”
à Tô Hoài đặt sự hồi sinh của Mị vào tình huống bi kịch: khát vọng mãnh liệt – hiện thực phũ phàng, khiến cho sức sống của Mị càng thêm mãnh liệt.
=> Tư tưởng của nhà văn:
Sức sống của con người cho dù bị giẫm đạp, trói buộc nhưng vẫn luôn âm ỉ và có cơ hội là bùng lên.
* Tâm trạng và hành động của Mị khi thấy A Phủ bị trói đứng:
- Lúc đầu, khi chứng kiến cảnh thấy A Phủ bị trói mấy ngày đêm: “Nhưng Mị vẫn thản nhiên thổi lửa hơ tay”
à Dấu ấn của sự tê liệt tinh thần.
- Khi nhìn thấy “một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại…” của A Phủ: Mị thức tỉnh dần.
+ “Mị chợt nhớ lại đêm năm trước A Sử trói Mị”, “Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được”
à Nhớ lại mình, nhận ra mình và xót xa cho mình.
+ Nhớ tới cảnh: Người đàn bà đời trước cũng bị trói đến chết à Thương người, thương mình.
+ Nhận thức được tội ác của nhà thống lí: “Trời ơi nó bắt trói đứng người ta đến chết. Chúng nó thật độc ác...”
+ Thương cảm cho A Phủ: “Cơ chừng chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét”
à Từ lạnh lùng thương cảm, dần dần Mị nhận ra nỗi đau khổ của mình và của người khác.
+ Mị lo sợ hốt hoảng, tưởng tượng khi A Phủ đã trốn được: “lúc ấy bố con Pá Tra sẽ bảo là Mị cởi trói cho nó, Mị liền phải trói thay vào đấy, Mị phải chết trên cái cọc ấy” à Nỗi sợ như tiếp thêm sức mạnh cho Mị đi đến hành động.
- Liều lĩnh hành động: cắt dây mây cứu A Phủ “Mị rón rén bước lại… Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây…”
à Hành động bất ngờ nhưng hợp lí: Mị dám hi sinh vì cha mẹ, dám ăn lá ngón tự tử nên cũng dám cứu người.
+ “Mị đứng lặng trong bóng tối. Rồi Mị cũng vụt chạy ra”à Là hành động tất yếu: Đó là con đường giải thoát duy nhất, cứu người cũng là tự cứu mình.
=> Tài năng của nhà văn trong miêu tả tâm lí nhân vật: Diễn biến tâm lí tinh tế được miêu tả từ nội tâm đến hành động.
=> Giá trị nhân đạo sâu sắc:
+ Khi sức sống tiềm tàng trong con người được hồi sinh thì nó là ngọn lửa không thể dập tắt.
+ Nó tất yếu chuyển thành hành động phản kháng táo bạo, chống lại mọi sự chà đạp, lăng nhục để cứu cuộc đời mình.
2. Nhân vật A Phủ
a. Số phận đặc biệt của A Phủ
- Từ nhỏ mồ côi cha mẹ, không người thân thích, sống sót qua nạn dịch
- Làm thuê, làm mướn, nghèo đến nỗi không thể lấy được vợ
- 10 tuổi bị bắt đem bán đổi lấy thóc của người Thái, sau đó trốn thoát và lưu lạc đến Hồng Ngài.
- Trở thành chàng trai khỏe mạnh, tháo vát, thông minh
- Nhiều cô gái mơ ước được lấy A Phủ làm chồn
- Nhưng A phủ vẫn rất nghèo, không lấy nổi vợ vì phép làng và tục lệ cưới xin ngặt nghèo.
b. Tính cách đặc biệt của A Phủ
- Gan góc từ bé: “A Phủ mới mười tuổi, nhưng A Phủ gan bướng, không chịu ở dưới cánh đồng thấp, A Phủ trốn lên núi, lạc đến Hồng Ngài”
- Lớn lên: dám đánh con quan, sẵn sàng trừng trị kẻ ác: “chạy vụt ra vung tay ném con quay rất to vào mặt A Sử .... Nó vừa kịp bưng tay lên. A Phủ đã xộc tới, nắm cái vòng cổ, kéo dập đầu xuống, xé vai áo, đánh tới tấp”
à Hàng loạt các động từ cho thấy sức mạnh và tính cách của A Phủ, không quan tâm đến hậu quả sẽ xảy ra.
- Khi trở thành người làm công gạt nợ:
+ A Phủ vẫn là con người tự do: “bôn ba rong ruổi ngoài gò ngoài rừng”, làm tất cả mọi thứ như trước đây.
+ Không sợ cường quyền, kẻ ác: Để mất bò, điềm nhiên vác nửa con bò hổ ăn dở về và nói chuyện đi bắt hổ một cách thản nhiên, điềm nhiên cãi lại thống lí Pá Tra. Lẳng lặng đi lấy cọc và dây mây để người ta trói đứng mình.
à Không sợ cái uy của bất cứ ai, không sợ cả cái chết.
- Bị trói vào cột, A Phủ nhai đứt hai vòng dây mây định trốn thoát.
à Tinh thần phản kháng là cơ sở cho việc giác ngộ Cách mạng nhanh chóng sau này.
è Nghệ thuật xây dựng nhân vật rất đặc trưng:
- Nét khác nhau giữa hai nhân vật:
+ Mị: được khắc họa với sức sống tiềm tàng bên trong tâm hồn.
+ A Phủ: được nhìn từ bên ngoài, tính cách được bộc lộ ở hành động, vẻ đẹp hiện lên qua sự gan góc, táo bạo, mạnh mẽ.
- Nét giống nhau:
+ Tính cách của những người dân lao động miền núi
Mị: Bề ngoài lặng lẽ, âm thầm, nhẫn nhục nhưng bên trong luôn sôi nổi, ham sống, khao khát tự do và hạnh phúc. A Phủ: Táo bạo, gan góc mà chất phác, tự tin.
+ Cả hai: là nạn nhân của bọn chúa đất, quan lại tàn bạo nhưng trong họ tiềm ẩn sức mạnh phản kháng mãnh liệt.
III. TỔNG KẾT
1. Nội dung
a) Giá trị hiện thực
- Miêu tả chân thực số phận nô lệ cực khổ của người lao động nghèo Tây Bắc dưới ách thống trị của bọn cường quyền phong kiến miền núi.
- Truyện cho thấy bản chất tàn bạo của giai cấp phong kiến thống trị ở miền núi.
b) Giá trị nhân đạo
- Thể hiện tình yêu thương, sự đổng cảm sâu sắc của tác giả với thân phận đau khổ của người dân lao động miền núi trước Cách mạng
- Trân trọng và ngợi ca và thể hiện niềm tin vào vẻ đẹp tâm hồn, sức sống mãnh liệt, khả năng cách mạng của nhân dân Tây Bắc;…
- Tố cáo, lên án, phơi bày bản chất xấu xa, tàn bạo của giai thống trị
2. Nghệ thuật
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật có nhiều điểm đặc sắc (A Phủ được miêu tả qua hành động, Mị chủ yếu được khắc họa qua tâm tư, suy nghĩ…).
- Trần thuật uyển chuyển, linh hoạt; cách giới thiệu nhân vật đầy bất ngờ, tự nhiên mà ấn tượng; kể chuyện ngắn gọn, dẫn dắt tình tiết khéo léo.
- Biệt tài miêu tả thiên nhiên và phong tục, tập quán của người dân miền núi.
PHIẾU HỌC TẬP
Nhóm 1: Mị trước khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra
- Trước khi về làm dâu nhà quan thống lý, Mị là cô gái như thế nào?
- Mị có xứng đáng được sống hạnh phúc không?
Nhóm 2: Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra
- Vì sao Mị phải làm dâu nhà quan thống lí?
- Cuộc sống của Mị khi ở nhà quan thống lí?
- Nhận xét về số phận của Mị khi ở nhà Pá Tra?
Nhóm 3: Tâm trạng và hành động của Mị trong đêm tình mùa xuân
- Khung cảnh mùa xuân ở Hồng Ngài như thế nào? Tác động đến tâm hồn Mị ntn?
- Diễn biến tâm lí, hành động của Mị trong đêm tình mùa xuân?
Nhóm 4: Tâm trạng và hành động của Mị khi chứng kiến A Phủ bị trói.
- Thái độ của Mị ban đầu và sau khi nhìn thấy giọt nước mắt của A Phủ?
- Diễn biến tâm lí, hành động của Mị sau khi cứu A Phủ?
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
a.Mục tiêu: Giúp HS khắc sâu kiến thức đã học.
b.Nội dung: Tổ chức trò chơi nối thông tin.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d.Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
- Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ:
GV chia làm làm 4 nhóm, thực hiện nhanh bài tập:
Bài tập 1: Nối các ý 1,2,3,4,5,6 với các ý a,b,c,d,e,g trong hai cột sau sao cho phù hợp:
1/ Mị là người con gái hiếu thả
, yêu cuộc sống tự do và tự trọng
a/ Mị nhận ra Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi. Mị muốn chết. Mị đau khổ khi sống với A Sử.
2/ Cha con thống lý Pá Tra đày đoạn Mị cả thể xác lẫn tinh thần.
b/ Mị xin bố: “Con nay đã lớn, biết cuốc nương làm ngô, con phải làm nương ngô giả nợ thay cho bố. Bố đừng bán con cho nhà giàu.”
3/ Mị đã hồi sinh trong đêm tình.
c/ Đánh pao, chơi quay …
4/ Vì sao Mị trở thành con dâu gạt nợ nhà thống lí?
d/ Mị như con rùa lùi lũi trong xó cửa.
5/ Những đặc sắc nghệ thuật được Tô Hoài
ử dụng?
e/ Độc thoại nội tâm, phân tích tâm lý nhân vật, ngôn ngữ đậm sắc thái vùng miền…
6/ Những nét đẹp văn hóa vùng Tây Bắc được đề cập trong văn bản
g/ Cha mẹ Mị lấy nhau đã vay tiền cha của thống lí mà chưa trả hết nợ.
Đáp án
Câu 1-b, 2-d, 3-b, 4-g, 5-e, 6-c.
HOẠT ĐỘNG 4. VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: Định hướng hình thành phẩm chất cho HS.
b) Nội dung: HS liên hệ tác phẩm với cuộc sống ngày nay.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS theo phương thức nghị luận.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
*Hoạt động tại lớp:
- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Vợ chồng A Phủ là câu chuyện về một đôi trai gái người ông ở miền núi cao Tây bắc cách đây mấy chục năm. Tuy nhiên, nhiều vấn đề đặt ra trong câu chuyện này không phải chỉ là chuyện của ngày hôm qua mà còn là chuyện của hôm nay. Anh/chị suy nghĩ gì về điều này?
-Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận theo cặp hoặc theo bàn.
- Bước 3: HS báo cáo sản phẩm học tập: GV gọi 1 số HS phát biểu suy nghĩ.
- Bước 4: GV nhận xét, định hướng bài học.
àGợi ý: Truyện đặt ra nhiều vấn đề có ý nghĩa nhân sinh, nhân bản, vẫn còn nguyên giá trị và tính thời sự cho đến tận hôm nay:
+ Con người cần được sống cho ra sống, không thể sống mà như đã chết được.
+ Hạnh phúc phải được xây dựng trên cơ sở tình yêu đích thực. Mọi sự áp đặt, ép buộc đều có nguy cơ dẫn đến bi kịch trong cuộc sống gia đình.
+ Cần phải đấu tranh với những hủ tục lạc hậu vẫn còn rơi rớt trong xã hội hiện đại, nhất là ở nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa...
+ Cần phải đấu tranh với nạn bạo hành gia đình.
Hoạt động ở nhà:
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: Yêu cầu HS thực hiện
- Vẽ bản đồ tư duy bài học
- Tìm đọc trọn vẹn tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” và các truyện khác trong tập “Truyện Tây Bắc”
- Đọc các tài liệu liên quan đến nội dung bài học.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: HS làm việc cá nhân ở nhà
Bước 3. HS báo cáo sản phẩm học tập và GV nhận xét trong tiết học sau.
5. DẶN DÒ
- Khuyến khích học sinh tự đọc, tự làm: Nhân vật giao tiếp.
- Chuẩn bị bài mới: Vợ nhặt – Kim Lân.
Trường: THPT DƯỠNG ĐIỀM
Tổ: NGỮ VĂN
TÊN BÀI DẠY: VỢ NHẶT (trích) - Kim Lân
Thời gian thực hiện: tiết 58, 59, 60
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức:
- Hiểu được tình cảm thê thảm của người nông dân nước ta trong nạn đói khủng khiếp năm 1945 do thực dân Pháp và phát xít Nhật gây ra.
- Hiểu được niềm khát khao hạnh phúc gia đình, niềm tin bất diệt vào cuộc sống và tình thương yêu đùm bọc lẫn nhau giữa những con người lao động ngèo khổ ngay trên bờ vực thẳm của cái chết.
- Nắm được những nét đặc sắc về nghệ thuật của thiên truyện: sáng tạo tình huống, gợi không khí, miêu tả tâm lí, dựng đối thoại.
2. Về năng lực
*Năng lực đặc thù: Năng lực đọc
- Đọc – hiểu nội dung:
+ Phân tích được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, sự kiện, nhân vật và mối quan hệ của chúng trong truyện ngắn.
+ Nhận xét được những chi tiết quan trọng trong việc thể hiện nội dung văn bản “Vợ nhặt”.
+ Phân tích và đánh giá được chủ đề tư tưởng, thông điệp mà văn bản gửi gắm và tư tưởng nhân đạo của nhà văn Kim Lân qua truyện ngắn.
- Đọc – hiểu hình thức:
+ Nhận biết và phân tích được một số yếu tố đặc trưng của truyện ngắn: không gian, thời gian, nhân vật, người kể chuyện.
+ Phân tích được nghệ thuật trần thuật, miêu tả tâm lí nhân vật, cách sử dụng ngôn ngữ,…
- Liên hệ, mở rộng, so sánh các tác phẩm cùng chủ đề.
*Năng lực chung:
- NL giao tiếp và hợp tác: Phân tích được các công việc cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ nhóm được GV phân công.
- NL giải quyết vấn đề: Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.
3. Về phẩm chất:
- Bồi đắp lòng nhân ái, sự bao dung với mọi người xung quanh.
- Sống có lí tưởng, có trách nhiệm với bản thân, gia đình, quê hương, đất nước; biết đấu tranh chống lại các thế lực xấu trong xã hội.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị dạy học: Máy chiếu/Tivi, giấy AO, A4,…
2. Học liệu: SGK, hình ảnh, clip về tác giả và tác phẩm; Phiếu học tập,…
III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế thoải mái, cởi mở đầu học; kết nối kiến thức đã học với kiến thức mới.
b. Nội dung:
- Kể đúng tên tác phẩm về số phận khổ cực người nông dân trước cách mạng tháng Tám 1945.
- Xem video về nạn đói năm 1945 và HS trình bày cảm nhận về đoạn video.
c. Sản phẩm
- Những tác phẩm viết về số phận khổ cực người nông dân trước cách mạng tháng Tám 1945: (Lão Hạc – Nam Cao; Chí Phèo – Nam Cao; Tắt đèn – Ngô Tất Tố; Bước đường cùng – Nguyễn Công Hoan,...).
- HS phát biểu bằng lời nói cảm nhận chân thực của mình sau khi xem video tư liệu về nạn đói năm 1945.
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
- Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tâp:
+ HS kể tên những tác phẩm viết về số phận khổ cực người nông dân trước cách mạng tháng Tám 1945?
+ GV chiếu một số hình ảnh và một đoạn phim tư liệu về nạn đói năm 1945 và yêu cầu HS nêu suy nghĩ sau khi xem xong đoạn tư liệu đó.
- Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: HS trả lời theo thời gian quy định.
- Bước 3. GV nhận xét câu trả lời của HS, chốt kiến thức, vào bài mới:
GV dẫn bài: Trong bối cảnh nạn đói bao trùm toàn đất nước, trong hoàn cảnh mà cái chết cận kề nhưng con người vẫn không ngừng yêu thương, không ngừng đùm bọc, chở che cho nhau và không thôi hi vọng vào một ngày mai tươi sáng. Đó là thông điệp mà Kim Lân gửi gắm qua truyện ngắn “Vợ nhặt”.
- Những tác phẩm viết về số phận khổ cực người nông dân trước cách mạng tháng Tám 1945:
+ Lão Hạc – Nam Cao;
+ Chí Phèo – Nam Cao;
+ Tắt đèn – Ngô Tất Tố;
+ Bước đường cùng – Nguyễn Công Hoan,...)
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
2.1. Hoạt động khám phá kiến thức 1: I. TÌM HIỂU CHUNG
a. Mục tiêu: Giúp HS hình thành những kiến thức khái quát về tác giả Kim Lân và truyện ngắn Vợ nhặt.
b. Nội dung: Nắm được những nét tiểu sử, cuộc đời và sự nghiệp văn học của Kim Lân Nắm được HCST, xuất xứ, tóm tắt được truyện ngắn Vợ nhặt.
a. Sản phẩm: Các câu trả lời của học sinh, kết quả thảo luận và kết quả trên phiếu học tập
b. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
*Tìm hiểu mục 1. Tác giả Kim Lân
- Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tâp: HS quan sát phần Tiểu dẫn SGK và nêu những hiểu biết cơ bản về tác giả Kim Lân.
- Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ: HS đọc SGK và phát biểu, mở rộng kiến thức bên ngoài thông qua việc chuẩn bị bài ở nhà.
- Bước 3. Báo cáo sản phẩm: HS báo cáo kết quả tìm hiểu.
- Bước 4. Đánh giá, nhận xét: GV nhận xét và chốt lại qua trình chiếu các slide.
*Tìm hiểu mục 2: Tác phẩm
- Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ:
+ Đàm thoại: HS nêu xuất xứ, HCST của truyện ngắn; bối cảnh hiện thực trong truyện.
+ GV hướng dẫn cách đọc văn bản và gọi HS đọc 1 đoạn văn bản.
- Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Bước 3. HS báo cáo kết quả.
- Bước 4. GV nhận xét, hướng dẫn HS chốt kiến thức.
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
-Tên khai sinh: Nguyễn Văn Tài.(1920-2007).
-Quê: làng Phù Lưu, xã Tân Hồng, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
-Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2001.
-Tác phẩm chính: Nên vợ nên chồng (1955), Con chó xấu xí (1962).
-Kim Lân là cây bút truyên ngắn. Thế giới nghệ thuật của ông thường là khung cảnh nông thôn, hình tượng người nông dân. Đặc biệt ông có những trang viết đặc sắc về phong tục và đời sống thôn quê. Kim Lân là nhà văn một lòng một dạ đi về với "đất", với "người", với "thuần hậu nguyên thuỷ" của cuộc sống nông thôn.
2. Tác phẩm
- Xuất xứ: Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc in trong tập truyện
Con chó xấu xí (1962).
- Bối cảnh xã hội của truyện: Phát xít Nhật bắt nhân dân ta nhổ lúa trồng đay nên tháng 3 năm 1945 nạn đói khủng khiếp đã xảy ra. Chỉ trong vòng vài tháng, từ Quảng Trị đến Bắc Kì, hơn hai triệu đồng bào ta chết đói.
2.2. Hoạt động khám phá kiến thức 2: II. ĐỌC HIỂU CHI TIẾT
a. Mục tiêu:
- Hiểu được tình cảm thê thảm của người nông dân nước ta trong nạn đói khủng khiếp năm 1945 do thực dân Pháp và phát xít Nhật gây ra.
- Hiểu được niềm khát khao hạnh phúc gia đình, niềm tin bất diệt vào cuộc sống và tình thương yêu đùm bọc lẫn nhau giữa những con người lao động ngèo khổ ngay trên bờ vực thẳm của cái chết.
- Nắm được những nét đặc sắc về nghệ thuật của thiên truyện: sáng tạo tình huống, gợi không khí, miêu tả tâm lí, dựng đối thoại.
b. Nội dung:Hướng dẫn HS tìm hiểu ý nghĩa nhan đề và tình huống truyện . Tìm hiểu các nhận vật: Tràng – người vợ nhặt – bà cụ Tứ
c. Sản phẩm: các câu trả lời của học sinh, kết quả thảo luận của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
1.Tìm hiểu nhan đề và tình huống truyện
- Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tâp:
+ Dựa vào nội dung truyện, hãy giải thích nhan đề Vợ nhặt?
+ Nhà văn đã xây dựng tình huống truyện như thế nào? Tình huống đó có những ý nghĩa gì?
- Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận theo cặp trong bàn.
- Bước 3. Báo cáo sản phẩm: HS báo cáo kết quả tìm hiểu.
- Bước 4. Đánh giá, nhận xét: GV nhận xét và hướng dẫn HS chốt kiến thức.
1. Ý nghĩa nhan đề và tình huống truyện:
- Ý nghĩa nhan đề : Nhan đề "Vợ nhặt" thâu tóm giá trị nội dung tư tưởng tác phẩm. 'Nhặt" đi với những thứ không ra gì. Thân phận con người bị rẻ rúng như cái rơm, cái rác, có thể "nhặt" ở bất kì đâu, bất kì lúc nào. Người ta hỏi vợ, cưới vợ, còn ở đây Tràng "nhặt" vợ. Đó thực chất là sự khốn cùng của hoàn cảnh.
=> Vừa thể hiện thảm cảnh của người dân trong nạn đói 1945 vừa bộc lộ sự cưu mang, đùm bọc và khát vọng, sức mạnh hướng tới cuộc sống, tổ ấm, niềm tin của con người trong cảnh khốn cùng.
- Tình huống truyện: Xây dựng được tình huống truyện độc đáo: Tràng nghèo, xấu, lại là dân ngụ cư, giữa lúc đói khát nhất, khi cái chết đang cận kề lại “nhặt” được vợ, có vợ theo. Tình huống éo le này là đầu mối cho sự phát triển của truyện, tác động đến tâm trạng, hành động của các nhân vật và thể hiện chủ đề của truyện.
2. Tìm hiểu các nhân vật
- Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
học tâp:
GV chia lớp thành ba nhóm:
Nhóm 1: tìm hiểu nhân vật Tràng.
Nhóm 2. Tìm hiểu nhận vật bà cụ Tứ.
Nhóm 3. Tìm hiểu nhân vật thị.
-
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
: HS thảo luận theo nhóm, thông nhất n6i5 dung trình bày.
-
Bước 3. Báo cáo sản phẩm:
HS báo cáo kết quả tìm hiểu.
-
Bước 4. Đánh giá, nhận xét
: GV nhận xét và hướng dẫn HS chốt kiến thức.
2.1. Nhân vật Tràng
- Có vẻ ngoài thô kệch, xấu xí, thân phận nghèo khó…
- Nhưng có tấm lòng hào hiệp, nhân hậu: sẵn lòng cho người đàn bà xa lạ một bữa ăn giữa lúc nạn đói, sau đó đưa về đùm bọc, cưu mang.
- Lúc đầu Tràng cũng có chút phân vân, lo lắng:
“thóc gạo này đến cái thân mình cũng chả biết có nuôi nổi không, lại còn đèo bồng.”
- Nhưng rồi, sau một cái “tặc lưỡi”, Tràng quyết định đánh đổi tất cả để có được người vợ, có được hạnh phúc.
à Bên ngoài là sự liều lĩnh, nông nổi, nhưng bên trong chính là sự khao khát hạnh phúc lứa đôi. Quyết định có vẻ giản đơn nhưng chứa đựng tình thương đối với người gặp cảnh khốn cùng.
- Trên đường về:
+ Tràng không như mọi ngày mà
"phởn phơ"
khác thường,
"cái mặt cứ vênh vênh tự đắc với mình".
+ Trong lòng lâng lâng khó tả:
“hắn tủm tỉm cười một mình và hai mắt thì sáng lên lấp lánh”
. Cũng có lúc
“lúng ta lúng túng, tay nọ xoa xoa vào vai bên kia người đàn bà”.
+ Sự xuất hiện của người vợ như mang đến một luồng sinh khí mới.
+ Lần đầu tiên hưởng được cảm giác êm dịu khi đi cạnh cô vợ mới.
- Buổi sáng đầu tiên có vợ:
+ Tràng cảm nhận có một cái gì mới mẻ:
“Trong người êm ái lửng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi ra”
+ Tràng biến đổi hẳn:
“Bỗng nhiên hắn thấy thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng”,“Bây giờ hắn mới nên người, hắn thấy có bổn phận lo lắng cho vợ con sau này”
- Tràng biết hướng tới một cuộc sống tương lai tốt đẹp hơn:
“Trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới”
=> Những con người đói khát gần kề cái chết vẫn khao khát hạnh phúc gia đình, vẫn cưu mang đùm bọc lẫn nhau và luôn có niềm tin vào tương lai.
2.2. Người vợ nhặt
.
- Là cô gái không tên, không gia đình, quê hương, bị cái đói đẩy ra lề đường: có số phận nhỏ nhoi, đáng thương.
- Thị theo Tràng sau lời nói nửa đùa nửa thật để chạy trốn cái đói.
- Cái đói đã làm thị trở nên chao chát, đanh đá, liều lĩnh, đánh mất sĩ diện, sự e thẹn, bản chất dịu dàng: gợi ý để được ăn, “cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc chẳng chuyện trò gì”.
- Nhưng vẫn là người phụ nữ có tư cách:
+ Trên đường theo Tràng về, cái vẻ "cong cớn" biến mất, chỉ còn người phụ nữ xấu hổ, ngượng ngừng và cũng đầy nữ tính: “Thị cắp hẳn cái thúng con, đầu hơi cúi xuống, cái nón rách tàng nghiêng nghiêng che khuất đi nửa mặt. Thị có vẻ rón rén, e thẹn”. Khi nhận thấy những cái nhìn tò mò của người xung quanh, “thị càng ngượng nghịu, chân nọ bước níu cả vào chân kia”
+ Thị ra mắt mẹ chồng trong tư thế khép nép, chỉ dám “ngồi mớm ở mép giường” và tâm trạng lo âu, băn khoăn, hồi hộp.
- Thị đã tìm thấy được sự đầm ấm của gia đình nên hoàn toàn thay đổi: trở thành một người vợ đảm đang, người con dâu ngoan khi tham gia công việc nhà chồng một cách tự nguyện, chăm chỉ.
- Chính chị cũng thắp lên niềm tin và hi vọng của mọi người khi kể chuyện ở Bắc Giang, Thái Nguyên phá kho thóc Nhật chia cho người đói.
=> Góp phần tô đậm hiện thực nạn đói và đặc biệt là giá trị nhân đạo của tác phẩm (dù trong hoàn cảnh nào, người phụ nữ vẫn khát khao một mái ấm gia đình hạnh phúc).
2.3. Bà cụ Tứ:
- Một bà lão già nua, ốm yếu, lưng khòng vì tuổi tác.
- Tâm trạng bà cụ Tứ:
+ Khi nghe tiếng reo, nhận thấy thái độ vồn vã khác thường của con: phấp phỏng, biết có điều bất thường đang chờ đợi.
+ Đến giữa sân nhà, “bà lão đứng sững lại, càng ngạc nhiên hơn”, đặt ra hàng loạt câu hỏi: " Quái, sao lại có người đàn bà nào ở trong ấy nhỉ? … Ai thế nhỉ?”
+ Bà lập cập bước vào nhà, càng ngạc nhiên hơn khi nghe tiếng người đàn bà xa lạ chào mình bằng u.
+ Sau lời giãi bày của Tràng, bà cúi đầu nín lặng, không nói và hiểu ra. Trong lòng chất chứa biết bao suy nghĩ: “Bà lão hiểu rồi…vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình” à Buồn tủi khi nghĩ đến thân phận của con phải lấy vợ nhặt. “Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng … đói khát này không.” à Lo vì đói, vợ chồng nó có sống qua nổi cái nạn đói này ko.
“Người ta có gặp bước khó khăn đói khổ này, người ta mới đến lấy con mình. Mà con mình mới có vợ được … " à Thương cho người đàn bà khốn khổ cùng đường mới lấy đến con trai mình mà không tính đến nghi lễ cưới.
“Thôi thì bổn phận bà là mẹ….chứ biết thế nào mà lo cho hết được” à Tủi vì chưa hoàn thành bổn phận người mẹ lo vợ cho con trai. Mừng cho con trai mình có được vợ nhưng không giấu nỗi lo lắng khi nghĩ đến tương lai của con.
+ Nén vào lòng tất cả, bà dang tay đón người đàn bà xa lạ làm con dâu mình: "ừ, thôi thì các con phải duyên, phải số với nhau, u cũng mừng lòng".
+ Từ tốn căn dặn nàng dâu mới à Bà an ủi động viên, gieo vào lòng con dâu niềm tin.
+ Tuy vậy, bà vẫn không sao thoát khỏi sự ngao ngán khi nghĩ đến ông lão, đứa con gái út, “đến cuộc đời cực khổ dài dằng dặc của mình. Vợ chồng chúng nó lấy nhau, cuộc đời chúng nó liệu có hơn bố mẹ trước kia không?”
à Xót thương, lo lắng cho cảnh ngộ của dâu con.
“Sáng hôm sau, bà cảm thấy “nhẹ nhõm, tươi tỉnh khác ngày thường, cái mặt bủng beo u ám của bà rạng rỡ hẳn lên”
Cùng với nàng dâu, bà thu dọn, quét tước nhà cửa, ý thức được bổn phận và trách nhiệm của mình.
à Sự xuất hiện của nàng dâu mới đã đem đến một không khí đầm ấm, hoà hợp cho gia đình.
* Bữa cơm đầu tiên đón nàng dâu mới:
- Bữa cơn ngày đói thật thảm hại nhưng “cả nhà ăn rất ngon lành”
- Bà toàn nói đến chuyện tương lai, chuyện vui, chuyện làm ăn với con dâu : "khi nào có tiền ta mua lấy đôi gài, ngoảnh đi ngoảnh lại chả mấy mà có đàn gà cho xem".
à tìm mọi cách để nhen nhóm niềm tin, niềm hi vọng cho các con.
=> Bà cụ Tứ: một người mẹ nghèo khổ, rất mực thương con; một người phụ nữ Việt Nam nhân hậu, bao dung và giàu lòng vị tha; một con người lạc quan, có niềm tin vào tương lai, hạnh phúc tươi sáng.
2.3. Hoạt động khám phá kiến thức 3: III. TỔNG KẾT
a. Mục tiêu: Giúp HS khái quát lại những nét nổi bật về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
b. Nội dung: Giá trị nội dung: Hiện thực và nhân đạo. Giá trị nghệ thuật
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tâp:
+ Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm?
+ Thử liên hệ với một số tác phẩm cùng viết về đề tài người nông dân trước cách mạng và rút ra điểm mới trong tư tưởng nhân đạo của nhà văn Kim Lân so với các nhà văn trước CM.
- Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ: HS phát hiện, đánh giá.
biện cho nhóm bạn.
- Bước 3. Báo cáo sản phẩm: HS trả lời
- Bước 4. Đánh giá, nhận xét: GV nhận xét và hướng dẫn HS chốt kiến thức.
III. Tổng kết.
1. Nội dung
- Tình cảnh thê thảm của người nông dân nước ta trong nạn đói khủng khiếp 1945.
- Trân trọng và ngợi ca tình yêu thương, đùm bọc, niềm khát khao tổ ấm gia đình, niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống của những con người nghèo khổ ngay bên bờ vực của cái chết.
2. Nghệ thuật
- Cách kể chuyện tự nhiên, lôi cuốn, hấp dẫn.
- Nghệ thuật tạo tình huống đầy tính sáng tạo.
- Dựng cảnh chân thật, gây ấn tượng: cảnh chết đói, cảnh bữa cơm ngày đói,…
- Miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế nhưng bộc lộ tự nhiên, chân thật.
- Ngôn ngữ nhuần nhị, tự nhiên, giàu sắc thái khẩu ngữ đời thường
Để tải trọn bộ chỉ với 50k, vui lòng liên hệ qua Zalo 0898666919 hoặc Fb: Hương Trần