Ngày soạn: Ngày dạy:
Tiết 73. NHỚ RỪNG
( Thế Lữ)
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Biết đọc – hiểu một tác phẩm thơ lãng mạn tiêu biểu của phong trào Thơ mới. Thấy được một số biểu hiện của sự đổi mới về thể loại, đề tài, ngôn ngữ, bút pháp nghệ thuật được biểu hiện trong bài thơ.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức: Sơ giản về phong trào Thơ mới. Chiều sâu tư tưởng yêu nước thầm kín của lớp thế hệ trí thức Tây học chán ghét thực tại, vươn tới cuộc sống tự do. Hình tượng nghệ thuật độc đáo, có nhiều ý nghĩa của bài thơ Nhớ rừng.
2. Kỹ năng: Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn. Đọc diễn cảm tác phẩm thơ hiện đại viết theo bút pháp lãng mạn. Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.
3. Thái độ: Yêu thích thơ ca, cảm thông lòng yêu nước của các thi nhân xưa
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC: Nêu vấn đề , bình giảng, kĩ thuật động não
IV. CHUẨN BỊ .
Giáo viên: Chân dung tác giả. Đọc tác phẩm, soạn giáo án.
Học sinh: Đọc bài và soạn bài .
V. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG
(1’) 1. Ôn định lớp
(3’) 2. Kiểm tra bài cũ
GV kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh.
Đọc thuộc lòng bài thơ " Ông đồ" của Vũ Đình Liên.
(36’) 3. Bài mới:
* Giới thiệu bài: (1’) Liệu sự chán ghét thực tại có phải chỉ riêng ở Tản Đà không? Hay còn có ai muốn tâm sự nữa? Ta sẽ tìm hiểu văn bản “Nhớ rừng” để hiểu rõ điều đó.
* Các hoạt động:
Hoạt động của GV và HS | Kiến thức |
GV hướng dẫn đọc, đọc mẫu. GV gọi HS đọc phần chú thích (*). ? Trình bày những nét chính về nhà thơ Thế Lữ? ? Người ta đã đánh giá như thề nào về tác phẩm này? HS đọc chú thích từ ngữ khó. ? Theo em, bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào? có bố cục như thế nào? ? Bài thơ là tâm trạng của ai? Được thể hiện qua mấy cảnh? GV gọi HS đọc đoạn 1 ? Tâm trạng của hổ lúc này ra sao? ? Có từ ngữ nào đặc biệt lột tả tâm trạng ấy? Vì sao em cho là đặc biệt? ? Vì sao nó căm hờn cao độ đến như vậy? ? Điều ấy càng khiến cho tâm trạng hổ như thế nào? ? Và lúc ấy thái độ của hổ đối với những người xung quanh như thế nào? ? Điều ấy khiến hổ quay về với quá khứ. Đó là quá khứ như thế nào? GV gọi HS đọc đoạn 2 ? Chốn đại ngàn hiện lên trong nổi nhớ của con hổ như thế nào? ? Em có nhận xét gì về cách dùng từ của tác giả? ? Chúa sơn lâm xuất hiện trong tư thế như thế nào? GV: Trên cái phông nền núi rừng hừng vĩ đó, hình ảnh con hổ hiện ra thật nổi bật với một vẻ đẹp oai phong, lẫm liệt. Trong giấc mộng ngàn của con hổ ta cảm nhận nó rất tự hào và mãn nguyện về tư thế oai hùng, lãm liệt của mình. Và trong giấc mộng ngàn ấy, con hổ còn nhớ về những điều gì nữa? Để biết rõ điều đó ta tìm hiểu trong tiết học sau. | I Đọc- hiểu chú thích: (15’) 1. Đọc: 2 HS đọc, HS khác nhận xét. 2. Tác giả, tác phẩm: a. Tác giả: - Thế Lữ (1907-1989)- Nguyễn Thứ Lễ Quê: Bắc Ninh. -Là nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào thơ mới buổi đầu, góp phần đem lại chiến thắng cho phong trào thơ Mới. - ông tham gia viết truyện và là một trong những người xây dựng nền kịch nói hiện đại ở nước ta. - Được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2003. b. Tác phẩm: - Là một trong những tác phẩm hay nhất của phong trào thơ Mới. - Là bài thơ thành công nhất của Thế Lữ. 3. Chú thích, từ khó: SGK. 4. Thể thơ: Tự do, 8 chữ, vần liền. 5. Bố cục: Bốn phần Phần 1: - Đoạn 1: tâm trạng của hổ trong cũi sắt. Phần 2: - Đoạn 2+3: Nỗi nhớ tiếc oai hùng nơi rừng thẳm. Phần 3: - Đoạn 4: Uất hận, chán ghét thực tại. Phần 4: - Đoạn 5: Khao khát giấc mộng ngàn. II. Đọc- hiểu văn bản: (20’) 1. Tâm trạng của hổ ở vườn bách thú. *Thực tại của hổ: - Gậm, khối. - Căm hờn. - Sử dụng động từ kết hợp với danh từ -> căm hờn có hình khối, không tan được-> gặm nhấm một cách uất ức, bất lực. - Vì nó là chúa tể của muôn loài, giờ đây trở thành thứ đồ chơi, phải chịu ngang hàng với gấu, báo dở hơi, vô tư lự. - Ngao ngán, nằm dài chờ ngày trôi qua-> u sầu, nhục nhã. - Khinh thường, chế diễu. *Quá khứ của hổ: - Lừng lẫy, oai linh giữa chốn đại ngàn. - Bóng cả, cây già. - Gió gào, hét núi. - Lá gai, cỏ sắc - Thét, dữ dội. Nghệ thuật: Sử dụng động từ, tính từ, danh từ. => To lớn, phi thưòng, bí mật, kì vĩ, lạ lùng, ghê gớm. =>Trong cảnh ấy chúa sơn lâm xuất hiện. - Bước: dõng dạc, đường hoàng - Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng. - Mắt quắc- mọi vật im hơi. - Vờn bóng... => Tư thế kiêu hùng, lẫm liệt ,đầy quyền uy. |
4.Củng cố: (3’) Em hãy đọc lại 2 khổ thơ đầu. Nêu tâm trạng của hổ khi ở vườn bách thú.
5. Dặn dò: (1’) Tìm hiểu những đoạn còn lại. Đọc thuộc lòng bài thơ.
VI- Rút kinh nghiệm
Không thẻ bỏ qua các nhóm để nhận nhiều tài liệu hay 1. Ngữ văn THPT 2. Giáo viên tiếng anh THCS 3. Giáo viên lịch sử 4. Giáo viên hóa học 5. Giáo viên Toán THCS 6. Giáo viên tiểu học 7. Giáo viên ngữ văn THCS 8. Giáo viên tiếng anh tiểu học 9. Giáo viên vật lí Để tải trọn bộ chỉ với 50k, vui lòng liên hệ qua Zalo 0898666919 hoặc Fb: Hương Trần