HỎI – ĐÁP VỀ NGỮ VĂN 6, CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Phần Một: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
Câu hỏi 1: Sách giáo khoa (SGK) Ngữ văn 6 – bộ CTST được biên soạn theo quan điểm nào?
Về định hướng chung
Sách giáo khoa (SGK) Ngữ văn 6 được biên soạn nhằm đáp ứng các yêu cầu: (1) Tuân thủ định hướng đổi mới giáo dục phổ thông: chuyển từ chú trọng truyền thụ kiến thức sang giúp học sinh (HS) hình thành, phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực; (2) Bám sát các tiêu chuẩn SGK mới theo Thông tư số 33/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 22/12/2017.
SGK Ngữ văn 6 được biên soạn theo chủ trương “một chương trình (CT), một số sách giáo khoa” được quy định tại Nghị quyết 88 của Quốc hội và căn cứ theo Điều 32 Luật Giáo dục (sửa đổi) năm 2019 (ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT–BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).
Ngữ văn 6 bộ Chân trời sáng tạo được biên soạn dựa trên các quan điểm:
` (1) Quan điểm tích hợp: quan điểm này được thể hiện trên nhiều mặt: (1) tích hợp chủ điểm và thể loại; (2) tích hợp các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe và tiếng Việt.
Tích hợp các văn bản đọc theo chủ điểm và thể loại nhằm mục đích giúp HS không chỉ học về thể loại mà còn học cách nhận biết thế giới tự nhiên, xã hội và bản thân. Điều này làm cho nội dung học tập hứng thú hơn.
Tích hợp các kĩ năng đọc, viết, nói nghe, tiếng Việt ở tất cả các bài học với những mức độ khác nhau nhằm giúp HS có năng lực giao tiếp tốt hơn. Ví dụ dưới đây thể hiện rõ điều này (tập một):
Mục đích của việc tích hợp đọc và viết cùng kiểu loại văn bản là giúp HS có thể vận dụng những hiểu biết về kiểu văn bản (hình thức thể hiện và phong cách ngôn ngữ) mà HS đã học trong giờ đọc hiểu để tạo lập văn bản cùng kiểu. Mục đích của việc dạy kĩ năng nói – nghe gắn với kĩ năng viết là tạo cơ hội cho HS chia sẻ những gì đã viết; phát triển năng lực giao tiếp ở cả hai hình thức nói và viết; giúp HS nhận ra mặc dù nói và viết đều là những kĩ năng thuộc về quá trình tạo lập văn bản nhưng không hoàn toàn giống nhau.
Tích hợp đọc và Tiếng Việt được thực hiện theo nguyên tắc: tri thức tiếng Việt được đưa vào bài học phụ thuộc vào việc văn bản đọc có chứa tri thức tiếng Việt đó hay không (khác với việc dạy tiếng Việt thành bài học riêng, độc lập như trong chương trình hiện hành), nhằm giúp HS có thể sử dụng tri thức tiếng Việt để đọc hiểu văn bản tốt hơn.
Tích hợp viết và Tiếng Việt được thể hiện qua việc thiết kế những bài tập viết ngắn. Trong quá trình viết những đoạn văn, HS được yêu cầu vận dụng những tri thức Tiếng Việt vào viết đoạn. Điều đó tạo cho HS cơ hội vận dụng kiến thức tiếng Việt vào thực tế sử dụng ngôn ngữ của bản thân.
Không thẻ bỏ qua các nhóm để nhận nhiều tài liệu hay 1. Ngữ văn THPT 2. Giáo viên tiếng anh THCS 3. Giáo viên lịch sử 4. Giáo viên hóa học 5. Giáo viên Toán THCS 6. Giáo viên tiểu học 7. Giáo viên ngữ văn THCS 8. Giáo viên tiếng anh tiểu học 9. Giáo viên vật lí Để tải trọn bộ chỉ với 50k, vui lòng liên hệ qua Zalo 0898666919 hoặc Fb: Hương Trần