TIẾT 38 -39 -40: NÓI VÀ NGHE: KỂ CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG
Ngày soạn: 02/10/2021
I.Yêu cầu cần đạt
- Biết kể một câu chuyện tưởng tượng (có bối cảnh, nhân vật, cốt truyện,...).
- Tích hơp: Mốt số lưu ý về tham khảo, trích dẫn tài liệu để tránh đạo văn
- Năng lực: Tự học; Giải quyết vấn đề; Tự quản lý; Giao tiếp; Hợp tác
- Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ
II Chuẩn bị
1. Giáo viên:
2. Học sinh: SGK, soạn bài, chuẩn bị bài
III. Hình thức tổ chức dạy học
- Dạy học cả lớp.
- Dạy học theo nhóm
IV. Tiến trình dạy học
1.Ổn định tổ chức
Tiết theo PPCT | Ngày dạy | Tiết–Thứ | Lớp | Sĩ số | Ghi chú |
38
|
|
| 9A |
|
|
|
| 9B |
|
| |
39 |
|
| 9A |
|
|
|
| 9B |
|
| |
40 |
|
| 9A |
|
|
|
| 9B |
|
|
2. Kiểm tra bài cũ
Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS
3. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV & HS | Nội dung |
? Kể chuyện là gì?
? Khi kể chuyện có những yêu cầu gì?
? Theo em có những cách kể chuyện nào?
? Khi viết thành bài văn thì cần lưu ý những gì?
? Các phương pháp viết bài?
? Trình bày dàn bài chung của kể chuyện tưởng tượng?
a.Chuyển giao nhiệm vụ: Hs chuẩn bị bài ở nhà theo sự phân công của GV Tổ 1: Đề 1 Tổ 2: đề 2 Tổ 3: đề 3 b.Thực hiện nhiệm vụ: - HS thảo luận, nhận xét bài, xây dựng bài nói chung cho cả nhóm c.Báo cáo, thảo luận: - HS trình bày nói trước lớp d. Kết luận, nhận định HS khác góp ý. GV nhận xét
| 1. Nội dung – Yêu cầu: - Kể chuyện là kể lại một chuỗi sự việc có đầu có cuối, liên quan một hay một số nhân vật. Mỗi câu chuyện cần nói lên được một điều có ý nghĩa. Khi viết bài văn kể chuyện, ta phải xác định được cốt chuyện, xem chúng gồm những sự việc gì, diễn biến và kết thúc ra sao. Các nhân vật trong chuyện có hành động, lời nói, ý nghĩ, tình cảm như thế nào,… Một bài văn kể chuyện hay phải bộc lộ được một cách rõ ràng chủ ý của người kể, có cốt chuyện rõ ràng, có nhân vật xác định với những đặc điểm tính cách rõ nét, lời kể sinh động, có cảm xúc. * Có nhiều cách kể chuyện, song chủ yếu là 3 cách sau: +Cách 1: Kể lại một câu chuyện mà em đã được đọc, được nghe hoặc trực tiếp tham gia. +Cách 2: Loài vật, đồ vật, cây cối,…tự kể chuyện của mình (tự thuật). Muốn làm đúng thể loại này, chúng ta phải biến sự vật thành con người (nhân hoá) và cần vận dụng nhiều về trí tưởng tượng. +Cách 3: Kể chuyện theo trí tưởng tượng. * Khi viết văn kể chuyện, cần lưu ý mấy điểm sau: + Nội dung câu chuyện phải có ý nghĩa nhất định. Để xác định được ý nghĩa của câu chuyện, cần tự giải đáp các câu hỏi: Những điều ta sắp kể nhằm chứng minh hoặc khẳng định điều gì? Nó gợi cho người đọc những suy nghĩ và tình cảm như thế nào? + Nắm được cốt chuyện và những chi tiết chính. Cốt chuyện ấy có thể lấy nguyên từ thực tế, cũng có thể tự nghĩ ra (những cái tự nghĩ ra phải có sự hợp lí “y như thật”). Cốt chuyện chính là sự nối tiếp nhau của một chuỗi các chi tiết lớn, sau đó sẽ được bổ sung các chi tiết nhỏ hơn (tình tiết) để câu chuyện thêm sinh động. + Xây dựng được một dàn bài linh hoạt và hợp lí, nhằm dẫn dắt câu chuyện phát triển theo chiều hướng hấp dẫn, lôi cuốn. Muốn vậy phải biết xây dựng nhân vật, chọn lọc các chi tiết có ý nghĩa nhất, sắp xếp các sự việc một cách tự nhiên… + Tìm một giọng kể phù hợp với nội dung câu chuyện. (Ngôn ngữ dân gian nếu câu chuyện có tính khôi hài, ngôn ngữ trữ tình đằm thắm nếu câu chuyện cảm động,…). Giọng kể góp phần tạo nên cái duyện cho bài viết. 2. Phương pháp làm bài: *Bước 1: Đọc (tái hiện) lại nội dung câu chuyện cần kể. Chú ý nhớ kĩ những sự việc chính, những chi tiết quan trọng để có thể kể lại đúng và đủ theo thứ tự nội dung cốt chuyện. (Cốt chuyện là một chuỗi sự việc làm nòng cốt cho diễn biến của chuyện. Cốt chuyện thường có 3 phần: Mở đầu, diễn biến, kết thúc). *Bước 2: Tóm tắt nội dung chuyện theo ý lớn của từng đoạn (trong 5-7 câu). *Bước 3: Ghi vào vở nháp dàn ý vắn tắt của chuyện (các nhân vật chính, các tình tiết chính trong phần mở đầu, diễn biến và kết thúc câu chuyện). *Bước 4: Dựa vào dàn ý vắn tắt, dùng lời văn của mình kể lại từ đầu đến cuối câu chuyện một cách rõ ràng, rành mạch và đầy đủ. 3. Dàn bài chung: *Mở bài: Giới thiệu hoàn cảnh và nhân vật (chuyện xảy ra ở đâu? Bao giờ? Có những nhân vật nào?…). *Thân bài: Kể lại toàn bộ diễn biến của câu chuyện theo cốt chuyện đã thấy hoặc đã nghe hoặc do mình tưởng tượng ra. (Cần chọn từ, đặt câu, chọn chi tiết,…và có thể sử dụng cả văn đối thoại để làm câu chuyện thêm phần sinh động). *Kết bài: Nêu phần kết của câu chuyện (Câu chuyện kết thúc ra sao? Có chiều hướng tốt hay xấu? gợi cho em cảm giác gì? Bài học rút ra từ câu chuyện là gì?) Đề 1: Tưởng tượng 20 năm sau em về thăm trường cũ. Viết 1 bức thư kể lại cho bạn mình nghe 1. Mở bài: Hạ Hòa , ngày...tháng ...năm... Bạn... 2. Thân bài: a) Những lí do thăm hỏi đầu thư. - Lí do viết thư (tưởng tượng: VD: Soạn vở thấy tấm hình lớp chụp chung....) b) Nội dung thư: - Giới thiệu tên trường? (Tưởng tượng đến trường vào thời điểm nào? Lí do đến trường) - Miêu tả con đường đến trường (so sánh lúc trước và bây giờ? Thay đổi như thế nào? Cảm xúc?) - Miêu tả các phòng lớp (Phòng vi tính? Phòng TN? Dụng cụ, thiết bị đổi khác ra sao?...). Các dãy phòng: phòng giám hiệu, phòng bộ môn, phòng đoàn đội...(So sánh ) - Miêu tả khoảng sân trường? (so sánh xưa và nay)? Những băng ghế? gốc bàng, hàng phượng (Còn như xưa ? đã già hay đã trồng cây khác?) - Miêu tả những hình ảnh, sự vật gắn với kỉ niệm thời xưa? Nêu cảm xúc? Thầy cô? Bạn bè? - Gặp lại thầy cô? Thầy cô cũ còn không? Thầy cô mới như thế nào? (Vui vẻ?). Thầy hiệu trưởng về hưu . - Găp lại thầy cô chủ nhiệm lớp 9A...? Cô thay đổi ra sao? Nhưng vẫn còn những nét gì? (Giọng nói? Ánh mắt? Khuôn mặt lộ vẻ xúc động?) - Cô trò nhắc lại kỉ niệm cách đây 20 năm: + Trò hỏi thăm các thầy cô cũ? Báo cho cô biết tình hình một số bạn học? Về công việc của mình? + Tâm trạng cô ra sao? + Tình cảm em như thế nào? 3. Kết bài - Cuối thư: Thăm hỏi sức khoẻ và chúc bạn? - Lời chào. |