TUẦN : 19,20 Ngày soạn: 17/1/2021
Tiết PPCT:73-80 Lớp dạy: 8H
CHỦ ĐỀ: THƠ MỚI VÀ CÂU NGHI VẤN
1. MỤC TIÊU.
1.1. Kiến thức:
- Nhận biết được niềm khao khát tự do mãnh liệt, nỗi chán ghét sâu sắc cái thực tại tù túng, tầm thường giả dối được thể hiện trong bài thơ qua lời con hổ bị nhốt trong vườn bách thú.
- Nhận biết được bút pháp lãng mạn đầy truyền cảm của nhà thơ Thế Lữ.
- Nhận biết được tình cảnh tàn tạ của nhân vật ông đồ, qua đó thấy được sự đổi thay trong đời sống xã hội và niềm cảm thương, nỗi nhớ tiếc ngậm ngùi của tác giả đối với cảnh cũ người xưa gắn liền với một nét đẹp văn hoá cổ truyền.
- Nhận biết được hai nguồn cảm hứng chính trong thơ Vũ Đình Liên: Thương người, hoài cổ.
- Liên hệ được thông điệp trong văn bản với bối cảnh lịch sử, văn hoá, xã hội.
- Nhận biết đặc điểm hình thức, chức năng của câu nghi vấn.
- Đặt câu, viết đoạn văn có dùng câu nghi vấn.
2. Năng lực:
- Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn.
- Đọc diễn cảm tác phẩm thơ hiện đại viết theo bút pháp lãng mạn.
- Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.
- Nhận biết và hiểu được chức năng của câu nghi vấn trong văn bản cụ thể.
- Phân biệt câu nghi vấn với một số kiểu câu dễ lẫn.
3. Phẩm chất
- Yêu quí tự do, yêu cuộc sống, yêu thương con người.
- Trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, có ý thức bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống quý báu đó.
- Yêu tiếng Việt, có ý thức sử dụng câu nghi vấn một cách phù hợp trong giao tiếp để đạt hiệu quả…
II. Thiết bị dạy học và học liệu:
- Sách giáo khoa, ngữ liệu.
- Kế hoạch bài dạy, phiếu bài tập, tranh minh họa.
- Máy tính, ti vi.
III. Tiến trình dạy học:
1. HOẠT ĐỘNG 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ
a) Mục tiêu: Giúp HS
- Liên hệ, kết nối những hiểu biết của bản thân với chủ đề của bài học.
b) Nội dung hoạt động:
GV gợi ý cho HS chia sẻ về 2 nội dung sau:
- Cảm nhận của em về một số loài vật bị nhốt ở vườn bách thú?
- Em biết câu đối nào nói về văn hóa truyền thống ngày tết cổ truyền của dân tộc?
c) Sản phẩm học tập:
Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ nói theo phương thức biểu cảm.
d) Tổ chức hoạt động:
GV phát vấn (sử dụng các câu hỏi đã nêu ở trên).
Sau khi HS chia sẻ quan điểm của cá nhân, GV nhận xét và dẫn dắt vào bài học.
2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản và tìm hiểu về câu nghi vấn.
2.1. VĂN BẢN : NHỚ RỪNG CỦA THẾ LỮ
|
a) Mục tiêu:
- Nhận biết được niềm khao khát tự do mãnh liệt, nỗi chán ghét sâu sắc cái thực tại tù túng, tầm thường giả dối được thể hiện trong bài thơ qua lời con hổ bị nhốt trong vườn bách thú.
- Nhận biết được bút pháp lãng mạn đầy truyền cảm của nhà thơ Thế Lữ.
b) Nội dung hoạt động:
- Tìm hiểu chung về tác giả và văn bản
- Đọc – Hiểu văn bản
- Tổng kết về văn bản
c) Sản phẩm học tập:
- Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ nói, phiếu học tập.
d) Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV và HS | Yêu cầu cần đạt |
I. Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm | |
1. Mục tiêu: - Nắm được tiểu sử của tác giả Thế Lữ - Nắm được hoàn cảnh sáng tác,thể loại của bố cục của bài thơ - Rèn cho hs kĩ năng làm việc cá nhân. 2. Nội dung hoạt động Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm 3. Sản phẩm học tập - Câu trả lời của HS 4. Tổ chức hoạt động: - GV giao nhiệm vụ cho HS: + Đọc thông tin về tác giả ở phần Chú thích trong SGK). + GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS làm việc cá nhân để trả lời. ?Tác giả của văn bản là ai? Em biết gì về tác giả?
? Nêu vị trí của bài thơ “Nhớ rừng” trong sự nghiệp của Thế Lữ ? ? Hiểu biết của em về bài thơ? ? Khi mượn lời con hổ ở vườn bách thú, nhà thơ muốn ta liên tưởng đến điều gì về con người? ? Xác định thể thơ và bố cục của bài thơ? -Sau khi HS thực hiện xong từng nhiệm vụ, GV tổ chức nhận xét và chốt lại. |
Dự kiến sản phẩm - Thế Lữ (1907–1989), tên thật là Nguyễn Thứ Lễ. - Quê: Bắc Ninh. - Ông là nhà thơ tiêu biểu cho phong trào Thơ mới chặng đầu (1932 – 1935). Dự kiến sản phẩm: - Sáng tác năm 1934, in trong tập “Mấy vần thơ” - Thể thơ: Tự do |