Soạn:
Giảng:
ÔN TẬP
I:Mục tiêu:
1: Kiến thức
- Củng cố lại kiến thức đã học cho học sinh về ( Trường từ vựng , Từ tượng thanh, từ tượng hình )
2: Kĩ năng
- Rèn kĩ năng nhận biết và làm bài tập cho học sinh
II: Các kĩ năng sống được giáo dục trong bài
- Giao tiếp, ra quyết định
III: Chuẩn bị
- Thầy: SNC
- Trò: , Ôn phần lí thuyết
III. Phương pháp và các kĩ thuật dạy học
- Phương pháp dạy học: Vấn đáp, phân tích, tổng hợp, bình
- Kĩ thuật dạy học động não
III: Các bước lên lớp
A. Ổn định
B. Kiểm tra:
Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy và trò | Nội dung |
Hoạt động 1: Khởi động GV: Để giúp các em nắm vững hơn kiến thức về từ, giờ học hôm nay các em cùng ôn lại 1 số kiến thức về từ Hoạt động 2: Hướng dẫn ôn tập
H: Trường từ vựng là gì? cho ví dụ?
H. Nêu đặc điểm về trường từ vựng?
H/s đọc và xác định yêu cầu của bài H/s làm bài-> H/s nhận xét Gv nhận xét bổ sung
H/s đọc và xác định yêu cầu của bài H/s làm bài-> H/s nhận xét Gv nhận xét bổ sung
H/s đọc và xác định yêu cầu của bài H/s TLNB – H/s làm bài-> H/s nhận xét Gv nhận xét bổ sung
Gv gợi ý: Nội dung viết về hoạt động của mắt hoặc miệng: nên tả mắt hoặc miệng khi cười hoặc khi nói thì sinh động hơn VD: Hoạt động của mắt : liếc, ngó, nhìn, H/s viết đoạn văn – H/s nhận xét GV nhận xét GV dẫn dắt chuyển ý
H: Từ tượng thanh là gì? Từ tượng hình là gì? Cho ví dụ? Từ tượng thanh từ tượng hình làm cho cảnh vật con người hiện len tự nhiên sống động với nét dặc trưng vì vậy từ tượng thanh từ tượng hình giữ vai trò quan trọng trong việc góp phần tạo nêngiá trị tác phẩm văn chương
H/s đọc y/c của bài H/s làm bài -> Hs nhận xét bổ sung Gv nhận xét bổ sung
H/s đọc y/c của bài H/s làm bài -> Hs nhận xét bổ sung Gv nhận xét bổ sung
H/s đọc y/c của bài H/s làm bài -> Hs nhận xét bổ sung Gv nhận xét bổ sung
H/s đọc y/c của bài H/s làm bài -> Hs nhận xét Gv nhận xét bổ sung |
I. Trường từ vựng 1/ Khái niệm - Trường từ vựng là tập hợp những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa 2/ Đặc điểm - Một trường từ vựng có thể bao gồm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn - Mỗi trường từ vựng có thể bao gồm những từ khác biệt nhau về từ loại - Một từ có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau 3/ Bài tập * Bài tập1: Từ nào là tên của trường từ vựng chứa các từ: đứng, ngồi, cúi, lom khom, nghiêng A: Hoạt động B: Tư thế C: Dáng vẻ D: Cử chỉ * Bài tập 2: Điền các trường từ vựng sau vào ô trống cho hợp lí: dụng cụ để chia cắt; dụng cụ để xới, múc; dụng cụ để nện gõ; dụng cụ để đánh bắt. A: Dụng cụ dùng để sới múc: thìa, đũa, muôi, gáo B. Dụng cụ để đánh bắt: lưới, nơm, đó, đăng, câu, vó C. Dụng cụ để nện, gõ: búa, vồ, dùi đục, dùi cui, chày D: Dụng cụ để chia, cắt : dao, cưa, liềm, hái, rìu * Bài tập 3: Tìm các trường từ vựng phong cảnh đất nước trong đoạn thơ sau: Trời xanh đây là của chúng ta Núi rừng đây là của chúng ta Những cánh đồng xanh ngát Những ngả đường bát ngát Những dòng sông đỏ nặng phù sa Nước chúng ta Nước những người chưa bao giờ khuất Đêm rì rào trong tiếng đất Những buổi ngày xưa vọng nói về ( Nguyễn Đình Thi- Đất nước) * Bài tập 4: Viết một đoạn văn khoảng 7 câu có các trường từ vựng chỉ hoạt động của mắt hoặc miệng?
III: Từ tượng thanh, từ tượng hình 1/ Khái niệm - Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng dấp, trạng thái, ...của sự vật - Từ tượng than là từ mô tả âm thanhcủa tự nhiên, của con người
2/ Bài tập * Bài tập 1: Điền nội dung miêu tả của các từ tượng hình vào chỗ trống trong mỗi dòng sau: A:Dáng vẻ: bệ vệ, đủng đỉnh, thất thểu, tập tễnh, lom khom B: Chiều cao: Lè tè, chót vót, thăm thẳm, hoăm hoẳm C: Màu sắc: Chói chang, loè loẹt, bờn bợt D: Mức độ: Lắc rắc, lã chã Bài tập 2: Nhóm từ tượng hình nào ta chiều rộng? A: Chót vót, lênh khênh B: Mênh mông, mênh mang C: Lắc rắc, lã chã D: thiêm thiếp, lênh đênh Bài tập 3: Điền các từ tượng thanh, tượng hình sau đây vào chỗ trống trong đoạn văn :âm xâm, ầm ầm, ngòn ngọt, ngai ngái, man mác, lộp độp, rào rào, lùng tùng mưa..........., giọt ngã, giọt bay, bị nước toả trắng ngần. trong nhà............. hẳn đi. Mùi nước mưa mới ấm ........mùi ............ xa lạ của những trận mưa đàu mùa mang về. Mưa.......... trên sân, gõ..................trên phiến nứa, mái dạ, đập.................liên miên vào tàu lá chuối Bài tập 4: Viết một đoạn văn miêu tả giờ ra chơi trong đó có sử dụng từ tượng thanh, tượng hình? |