PHẦN: VĂN HỌC TRUNG ĐẠI
Bảng hệ thống các tác giả, tác phẩm, văn học trung đại đã học ở lớp 9
TT | Tên ĐT | Tác giả | Nội dung | Nghệ thuật |
1 | Chuyện người con gái Nam Xương | Nguyễn Dữ (TK 16) | - Khẳng định vẻ đẹp tâm hồn truyền thống của người phụ nữ VN. - Niềm cảm thương số phận bi kịch của họ dưới chế độ phong kiến | - Truyện truyền kì viết bằng chữ Hán. - Kết hợp những yếu tố hiện thực và yếu tố kì ảo, hoang đường với cách kể chuyện, xây dựng nhân vật rất thành công. |
2 | Chuyện cũ trong phủ chúa trịnh | Phạm Đình Hổ (TK18) | - Đời sống xa hoa vô độ của bọn vua chúa, quan lại phong kiến thời vua Lê, chúa Trịnh, suy tàn.
| - Tuỳ bút chữ Hán, ghi chép theo cảm hứng sự việc, câu chuyện con người đương thời một cách cụ thể, chân thực, sinh động. |
3 | Hồi thứ 14 của Hoàng Lê nhất thống chí | Ngô Gia Văn Phái: (Thế kỉ 18) | - Hình ảnh anh hùng dân tộc Quang Trung Nguyễn Huệ. - Sự thảm bại của quân tướng Tôn Sĩ Nghị và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống phản nước hại dân. | - Tiểu thuyết lịch sử chương hồi viết bằng chữ Hán. - Cách kể chuyện nhanh gọn, chọn lọc sự việc, khắc hoạ nhân vật chủ yếu qua hành động và lời nói. |
4 | Chị em Thuý Kiều | Nguyễn Du (Thế kỉ 18- 19) | - Trân trọng ngợi ca vẻ đẹp của chị em TK. Qua đó dự cảm về kiếp người tài hoa bạc mệnh. - Thể hiện cảm hứng nhân văn của Nguyễn Du. | Nghệ thuật ước lệ cổ điển, lấy thiên nhiên làm chuẩn mực để tả vẻ đẹp con người, khắc hoạ rõ nét chân dung chị em TK.
|
5 | Cảnh ngày xuân | Nguyễn Du (Thế kỉ 18- 19) | - Bức tranh thiên nhiên, lễ hội mùa xuân tươi đẹp, trong sáng | - Tả cảnh thiên nhiên bằng những từ ngữ, hình ảnh giàu chất tạo hình. |
6 | Kiều ở lầu Ngưng Bích | Nguyễn Du (Thế kỉ 18- 19) | - Cảnh ngộ cô đơn buồn tủi và tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo rất đáng thương, đáng trân trọng của TK. | - Miêu tả nội tâm nhân vật thành công nhất - Bút pháp tả cảnh ngụ tình tuyệt bút. |
7 | Lục Vân Tiên cứu KNN | Nguyễn Đình Chiểu (TK 19) | - Vài nét về cuộc đời, sự nghiệp Nguyễn Đình Chiểu trong lịch sử văn học VN. - Khát vọng hành đạo giúp đời của tác giả, khắc hoạ những phẩm chất đẹp đẽ của hai nhân vật: LVT tài ba, dũng cảm, trọng nghĩa khinh tài; KNN hiền hậu, nết na, ân tình. | - Là truyện thơ Nôm, một trong những tác phẩm xuất sắc của NĐC được lưu truyền rộng rãi trong nhân dân. - Nghệ thuật kể chuyện, miêu tả rất giản dị, mộc mạc, giàu màu sắc Nam Bộ. |
Bài 1:
CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG - NGUYỄN DỮ
I. Tác giả: Nguyễn Dữ
II. Tác phẩm:
1. Tập truyện “Truyền kì mạn lục”:
- Là một tác phẩm văn xuôi tự sự viết bằng chữ Hán (ghi chép tản mạn những truyện lạ truyền trong dân gian). “Truyền kì mạn lục” được xem là một áng “thiên cổ kì bút” (áng văn hay của ngàn đời).
- Tác phẩm gồm hai mươi truyện ngắn, đề tài khá phong phú
2. Về tác phẩm “Người con gái Nam Xương”: là truyện thứ mười sáu trong số hai mươi truyện của “Truyền kì mạn lục”. Truyện có nguồn gốc từ một truyện dân gian trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, được gọi là truyện “vợ chàng Trương”.
3. Thể loại: tự sự. Đây là câu chuyện kể về cuộc đời một con người theo chuỗi sự việc.
4. Ngôi kể: Chuyện được kể từ ngôi thứ 3.
5. Phương thức biểu đạt: Tự sự là chính. Kết hợp với biểu cảm.
VD: Các lời nói của VN thấm đẫm cảm xúc.
6. Tóm tắt:
- Nàng Vũ Nương đẹp người đẹp nết, được chàng Trương Sinh cưới làm vợ. Gia đình đang yên ấm hạnh phúc thì chàng Trương phải rời nhà đi lính.
- Ở nhà, Vũ Nương sinh con trai đặt tên là Đản
- Khi trở về, Trương Sinh nghe theo lời con trẻ nghi ngờ vợ phản bội. Vũ Nương một mực kêu oan, Trương Sinh không nghe, đánh mắng đuổi đi. Vũ Nương không tự minh oan được bèn trẫm mình tự vẫn.
- Chàng Trương hối hận, lập đàn giải oan cho nàng. Vũ Nương tha thứ, nhưng không trở về cuộc sống trần thế.
7. Phân tích nhân vật vũ nương
a. Là người phụ nữ công - dung - ngôn - hạnh: Là con dâu hiếu thảo, người vợ thủy chung, người mẹ hiền đảm đang
b. Số phận bất hạnh:
- Chồng nghi oan
- Nhảy xuống sông Hoàng Giang tự vẫn
=================================================
Bài 2:
CHUYỆN CŨ TRONG PHỦ CHÚA TRỊNH
Phạm Đình Hổ
I. Tác giả: Phạm Đình Hổ
II. Tác phẩm:
1. Thể loại: Tuỳ bút cổ: tức là thể văn ghi chép những sự việc, con người có thật trong hiện thực đời sống. (gần với văn bản tự sự)
- “Vũ trung tuỳ bút” (Tuỳ bút viết trong những ngày mưa) là một tác phẩm đặc sắc viết bằng chữ Hán, viết khoảng đầu đời Nguyễn (đầu thế kỉ XIX). Tác phẩm gồm 88 mẩu chuyện nhỏ, viết theo thể tuỳ bút.
- “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” là một trong 88 mẩu chuyện của “Vũ Trung tuỳ bút”
2. Ngôi kể: kể theo ngôi thứ 3 -> đảm bảo tính khách quan của sự ghi chép.