HỌC KÌ II
BUỔI 1 CHỦ ĐỀ: THƠ CA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1930-1945 VĂN BẢN: NHỚ RỪNG ÔN TẬP TỔNG QUÁT VỀ VĂN BẢN |
TIẾT 1: CHỦ ĐỀ THƠ CA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1930-1945
I.Lịch sử phong trào Thơ mới(1932-1945) 1. Hoàn cảnh lịch sử làm xuất hiện phong trào Thơ mới - Sự xuất hiện của giai cấp tư sản và tiểu tư sản thành thị với những tư tưởng, tình cảm mới, những thị hiếu thẩm mỹ mới cùng sự giao lưu văn hóa Đông Tây là nguyên nhân chính làm phong trào Thơ mới ra đời - Thơ mới lãng mạn xuất hiện từ trớc 1930, thi sĩ Tản Đà chính là người dạo khúc nhạc đầu tiên cho cuộc hòa tấu lãng mạn sau này. Thơ mới là phong trào thơ ca lãng mạn mang ý thức hệ tư sản và quan điểm nghệ thuật vị nghệ thuật 2. Cuộc đấu tranh giữa “thơ cũ” và “Thơ mới” - Thơ mới chuyển dần từ Nam ra Bắc, lớn tiếng công kích thơ cũ sáo mòn, công thức, hô hào bỏ luật, niêm, đối, bỏ điển tích, sáo ngữ...Thơ mới lần lượt đăng trên các tạp chí ở Hà Nội năm 1933,Lưu Trọng Lư cho đăng một loạt thơ mới của mình trong tập “ Người sơn nhân”. trong bài Một cuộc cải cách về thơ ca, LTL gọi những người làm thơ cũ là “Thợ thơ’. Họ cũng như những người thợ mộc chỉ lo chạm chìm, chạm nổi, trổ rồng, trổ phượng... nào hay khi chạm trổ xong, chưa biết dùng vào việc gì thì rồng phượng đã bay về trời hết. LTL đề nghị các nhà thơ phải mau đem những ý tưởng mới những tình cảm mới thay vào những ý tưởng cũ, tình cảm cũ. - Năm1934-1936 hàng loạt tác phẩm ra đời - Năm 1936, có thể coi thơ mới thắng thế trong cuộc tranh luận về thể loại - Từ 1936, tiếng tranh cãi yếu dần, Thơ mới chính thức được dạy trong các trường học, đã chiếm ưu thế gần như tuyệt đối trong các tạp chí từ Nam ra Bắc 3. Các thời kỳ phát triển và suy thoái của Thơ mới a. Từ 1932- 1939 - Lớp nhà thơ đầu tiên: Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Huy Thông, Nguyễn Nhược Pháp, Vũ Đình Liên.... - Lớp nhà thơ xuất hiện sau: Xuân Diệu, Huy Cận, Thanh Tịnh, Hàn mặc Tử, Chế Lan Viên, Anh Thơ, Nguyễn Bính,... b.Từ 1940-1945 Do điều kiện lịch sử, văn chương tự lực văn đoàn cũng như thơ mới sa vào bế tắc, cùng quẫn, xuất hiện nhiều khuynh hướng tiêu cực II. Thế Lữ- Nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ Mới 1. Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp thơ ca a. Cuộc đời và phong cách thơ Thế Lữ - Thế Lữ (1907 – 1989) – tên khai sinh là Nguyễn Thứ Lễ – quê ở Bắc Ninh. - Là nhà thơ tiêu biểu trong phong trào Thơ mới (1932 – 1945). - Nhà thơ chọn bút danh Thế Lữ ngoài ý nghĩa để chơi chữ còn ngụ ý tự nhận mình là ngời khách tiên của trần thế, chỉ biết đi tìm cái đẹp: Tôi là người bộ hành phiêu lãng Đường trần gian xuôi ngược để vui chơi... Tôi chỉ là người khách tình si Ham cái đẹp muôn hình muôn vẻ - Đặc điểm phong cách thơ Thế Lữ: Giọng thơ biễn hoá du dương, lôi cuốn. ý thơ rộng mở, giọng thơ mượt mà đầy màu sắc. hình tượng thơ đa dạng, chan hoà tình thơ, dạt dào về cái đẹp, cái đẹp của âm nhạc, mĩ thuật, vẻ đẹp của nhan sắc thiếu nữ và tình yêu… - Một số tác phẩm tiêu biểu: + Tiếng trúc tuyệt vời + Tiếng sáo thiên thai + Bên sông đưa khách + Cây đàn muôn điệu b. Đóng góp của Thế Lữ cho phong trào thơ Mới - Thế Lữ không bàn về Thơ mới, không bênh vực Thơ mới, không bút chiến, không diễn thuyết. Thế Lữ chỉ lặng lẽ, điềm nhiên bước những bước vững vàng mà trong khoảnh khắc cả hàng ngũ thơ xa phải tan rã. - Thơ Thế Lữ về thể cách mới không chút rụt rè, mới từ số câu, số chữ, cách bỏ vần cho đến tiết tấu âm thanh. - Thơ Thế Lữ là nơi hẹn hò giữa hai nguồn thi cảm: nẻo về quá khứ mơ màng, nẻo tới tương lai và thực tế...Sau một hồi mơ mộng vẩn vơ, thơ TL như một luồng gió lạ xui người ta biết say sưa với cái xán lạn của cuộc đời thực tế, biết cười cùng hoa nở chim kêu. - Thơ ông mang nặng tâm sự thời thế đất nước. -> Thế Lữ không những là người cắm ngọn cờ thắng lợi cho phong trào Thơ mới mà còn là nhà thơ tiêu biểu nhất cho phong trào Thơ mới thời kì đầu. c. Tác phẩm “Nhớ rừng” - Là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của Thế Lữ và là tác phẩm mở đường cho sự thắng lợi của Thơ mới - Nhớ rừng là lời con hổ trong vườn bách thú.Tác giả mượn lời con hổ để nói lên tâm sự u uất của lớp thanh niên thế hệ 1930- đó là những thanh niên trí thức Tây học vừa thức tỉnh ý thức cá nhân cảm thấy bất hòa sâu sắc với thực tại xã hội tù túng, ngột ngạt đương thời. Họ khao khát cái tôi cá nhân được khẳng định và phát triển trong một cuộc đời rộng lớn, tự do. Đó cũng đồng thời là tâm sự chung của người dân mất nớc bấy giờ. Vì vậy, Nhớ rừng đã có được sự đồng cảm đặc biệt rộng rãi, có tiếng vang lớn. Có thể coi Nhớ rừng như một áng văn thơ yêu nước tiếp nối mạch thơ trữ tình yêu nước hợp pháp đầu thế kỷ XX. - Bài thơ tràn trề cảm hứng lãng mạn: thân tù hãm mà hồn vẫn sôi sục, khao khát tự do.Cảm thấy bất hòa sâu sắc với thực tại tầm thường tù túng nhưng không có cách gì thoát ra được, nó chỉ biết buông mình trong mộng tưởng để thoát ly hẳn cái thực tại đó, tìm đến một thế giới khoáng đạt, mạnh mẽ, phi thường. |
Tiết 2 : LUYỆN TẬP VỀ VĂN BẢN NHỚ RỪNG
* Bài tập 1: (bài tập nhanh)
Tâm trạng của con hổ trong đoạn 1 và đoạn 4 của bài thơ “Nhớ rừng” có điểm gì giống và khác nhau? Từ đó, em hiểu thế nào về nỗi khao khát được trở về với đại ngàn của con hổ?
Gợi ý.
Tâm trạng của con hổ trong đoạn 1 và đoạn 4 của bài thơ “Nhớ rừng”: