Tổng quan về kỹ năng đọc hiểu văn bản
Kỹ năng đọc hiểu văn bản là gì?
Kỹ năng đọc hiểu văn bản là việc sử dụng kết hợp nhiều kỹ năng khác nhau để nắm được nội dung, ý nghĩa cũng như các vấn đề, giải pháp được đề cập trong văn bản. Mỗi một văn bản có thể có độ dài, phương thức biểu đạt và phong cách ngôn ngữ riêng. Do đó, kỹ năng đọc hiểu sẽ kết hợp giữa việc đọc và năng lực tư duy biểu đạt để đưa ra các quyết định, hành động phù hợp.
Một người có kỹ năng đọc hiểu tốt sẽ phải thấy được những nội dung gồm:
- Phân biệt được thể loại, nội dung và ý nghĩa văn bản muốn truyền tải.
- Nắm bắt được tư tưởng, ý đồ, mục đích mà người viết muốn gửi gắm.
- Đối với các tác phẩm văn học: cần phát hiện và hiểu được giá trị của các thủ pháp nghệ thuật, hình tượng và ý nghĩa của các câu từ được sử dụng trong văn bản.
Tầm quan trọng của kỹ năng đọc hiểu văn bản
Kỹ năng đọc hiểu văn bản đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống và công việc. Khi rèn luyện được kỹ năng này, con người có thể nắm bắt được thông tin nhanh chóng, hiệu quả, tránh được các vấn đề hiểu lầm, sai sót của cách truyền đạt qua truyền miệng.
Đây được xem là hoạt động cơ bản, cần thiết để mỗi người tự nâng cao tri thức và bồi dưỡng tâm hồn, hiểu được các ý nghĩa sâu xa của các tác phẩm văn học nghệ thuật. Bên cạnh đó, kỹ năng đọc hiểu văn bản cũng là nền tảng quan trọng để phát triển kỹ năng ngôn ngữ và hình thành kỹ năng viết.
Quan trọng hơn, kỹ năng đọc sách hay việc đọc hiểu đòi hỏi con người phải vận dụng các năng lực tổng hợp như: nhìn, phán đoán, tưởng tượng, tra cứu… góp phần kích thích trí não hoạt động và phát triển năng lực tinh thần một cách toàn diện.
Những kỹ năng đọc hiểu văn bản hiện nay
Các kỹ năng đọc hiểu văn bản hiện nay gồm có 3 kiểu chính sau:
Kỹ năng đọc hiểu chung áp dụng cho tất cả các dạng văn bản:
- Nắm được tác giả.
- Hiểu được ý nghĩa của các từ và cụm từ có trong văn bản, biết cách dự đoán và hiểu nghĩa từ mới.
- Nắm bắt được các ý chính và những chi tiết bổ trợ trong văn bản.
- Hiểu được vấn đề, giải pháp được đề cập trong văn bản.
- Nhận biết mục đích của tác giả.
- Liên hệ được các văn bản khác có liên quan hoặc thực tế cuộc sống.
Kỹ năng đọc hiểu các tác phẩm hư cấu (tác phẩm văn học, tiểu thuyết):
- Nắm được ngữ cảnh, cốt truyện và diễn biến của câu chuyện.
- Hiểu và phân tích được các hình tượng nhân vật có trong tác phẩm.
- Cảm nhận được giá trị nghệ thuật, biện pháp tu từ và ý nghĩa truyền tải từ tác phẩm.
Kỹ năng đọc hiểu văn bản phi hư cấu (sách thông tin, khoa học):
- Biết cách đọc các ký hiệu, chú thích, đồ thị, nhãn đính kèm…
- Phát hiện được các thông tin mới.
- Nhận diện được các quan điểm, lý do, lập luận, bằng chứng thể hiện trong văn bản.
- Nắm được các chủ đề, các nội dung quan trọng và các dữ kiện có liên quan.
- Có thể hệ thống hóa lại vấn đề một cách rõ ràng sau khi đọc.
Điểm khác nhau giữa kỹ năng đọc hiểu văn bản và phương pháp đọc hiểu
Thực tế giữa kỹ năng đọc hiểu văn bản và phương pháp đọc hiểu không có sự phân biệt quá rõ ràng. Tuy nhiên, về cơ bản có thể phân biệt theo cách sau:
- Kỹ năng đọc hiểu: Đề cập đến việc nắm bắt và trích rút các thông tin liên quan được đề cập trong văn bản. Có thể kể đến như: ý chính, cốt truyện, ngữ cảnh, diễn biến, vấn đề và giải pháp, kết luận….