CHỦ ĐỀ II: CÁC PHÉP ĐO
Yêu cầu cần đạt của chủ đề:
- Lấy được ví dụ chứng tỏ giác quan của con người có thể cảm nhận sai một số hiện tượng.
- Nêu được cách đo, đơn vị đo và dụng cụ thường dùng để đo khối lượng, chiều dài, thời gian.
- Dùng thước, cân đồng hồ để chỉ ra một số thao tác sai khi đo và nêu cách khắc phục một số thao tác sai đó.
- Phát biểu được khái niệm nhiệt độ
- Nêu được cách xác định nhiệt độ trong thang nhiệt độ Xen-xi-ớt.
- Nêu được sự nở vì nhiệt của chất lỏng được dùng làm cơ sở để đo nhiệt độ.
- Hiểu được tầm quan trọng của việc ước lượng trước khi đo., ước lượng được chiều dài, khối lượng, thời gian, nhiệt độ trong một số trường hợp đơn giản.
- Đo được nhiệt độ bằng nhiệt kế.
BÀI 3: ĐO CHIỀU DÀI, KHỐI LƯỢNG VÀ THỜI GIAN
Môn học: KHTN- Lớp: 6
Thời gian thực hiện: 5 tiết
- Mục tiêu
NL,PC | Yêu cầu cần đạt | mã |
Năng lực bộ môn | ||
| Kể tên được một số dụng cụ đo chiều dài, đo khối lượng, đo thời gian thường dùng trong thực tế và trong phòng thực hành. | (1.1) |
Nhận thức khoa học tự Nhiên | Nêu đơn vị đo thời gian trong hệ SI và dụng cụ thường dùng để đo chiều dài, đo khối lượng và đo thời gian. | (1.1) |
Tìm hiểu tự nhiên | Tập cách ước lượng và thực hành (quan sát, thực nghiệm và rút ra cách khắc phục những thao tác sai) đo chiều dài, đo khối lượng, đo thời gian bằng những dụng cụ thường dùng. | (2.1) |
Năng lực chung | ||
Tự học và tự chủ | Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh, vận dụng kiến thức đã học vào trong thực tế để tìm hiểu về đơn vị, dụng cụ đo và cách khắc phục một số thao tác sai khi sử dụng thước để đo chiều dài, cân để đo khối lượng của vật và đồng hồ để đo thời gian.
| [I]
|
Năng lực giao tiếp và hợp tác | Thảo luận nhóm để tìm ra các bước tiến hành: +Đo chiều dài, hợp tác trong thực hiện đo chiều dài của vật. + Đo khối lượng bằng cân đồng hồ và cân điện tử, hợp tác trong thực hiện đo khối lượng của vật trong hoạt động trải nghiệm pha trà tắc. + Đo thời gian một hoạt động, hợp tác trong thực hiện đo thời gian của một hoạt động bằng đồng hồ. | [II]
|
Phẩm chất chủ yếu | ||
Trung thực | Trung thực: Khách quan trong kết quả. | PC4 |
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Giáo án, bài dạy Powerpoint
- Hình ảnh hoặc 1 số loại thước đo chiều dài: thước dây, thước cuộn, thước mét, thước kẻ...
- Hình ảnh hoặc 1 số loại cân: cân Robecval, cân đòn, cân đồng hồ, cân điện tử...
- Hình ảnh về các dụng cụ sử dụng đo thời gian từ trước đến nay.
- Phiếu học tập.
- Chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh:
+ Thước các loại, nắp chai các cỡ, ...
+ Cân đồng hồ, quất, đường, nước, bình chia độ, cốc, thìa, ống hút...
+ Một đồng hồ đeo tay (đồng hồ treo tường); 1 đồng hồ điện tử (đồng hồ trên điện thoại); 1 đồng hồ bấm giờ cơ học.
- Đoạn video chế tạo đồng hồ Mặt Trời: Hướng dẫn làm đồng hồ Mặt Trời - Xchannel - YouTube.
- Phiếu học tập KWL và phiếu học tập Chủ đề II: ĐO CHIỀU DÀI, ĐO KHỐI LƯỢNG VÀ THỜI GIAN (đính kèm).
III. Tiến trình dạy học
PHẦN I: ĐO THỜI GIAN
1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề học tập là đo chiều dài, đo khối lượng và đo thời gian của một hoạt động bằng các dụng cụ đo thích hợp.
Mục tiêu: Giúp học sinh xác định được vấn đề cần học tập là đo chiều dài, đo khối lượng và đo thời gian của một hoạt động bằng dụng cụ đo phù hợp; [II];