Contents
Anh thanh niên Lặng lẽ Sa Pa. 4
PHÂN TÍCH NHÂN VẬT ÔNG SÁU – CHIẾC LƯỢC NGÀ.. 6
TÌNH CHA CON TRONG CHIẾC LƯỢC NGÀ.. 8
Phân tích nhân vật bé Thu trong tác phẩm “Chiếc lược ngà”. 11
Phân tích bài thơ Đồng chí – Chính Hữu. 14
Cảm nhận Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật 16
Phân tích Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận. 19
Phân tích bài thơ Bếp lửa – Bằng Việt 23
Phân tích số phận bi kịch của Vũ Nương – Chuyện người con gái Nam Xương. 26
Đề bài: Phân tích bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy. 28
Những ngôi sao xa sôi nv phương định. 32
Phân tích Mùa xuân nhỏ nhỏ – Thanh Hải 38
“Viếng lăng Bác” Viễn Phương. 42
Ông hai –làng
Nhà văn Nguyễn Minh Châu từng quan niệm: “Văn học và đời sống là hai vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm là con người”. Văn chương lấy con người làm đối tượng phản ánh thay cho hiện thực đời sống. Nhà văn chân chính, dù viết về điều gì và thể hiện như thế nào trong tác phẩm thì điểm xuất phát và đích đến cuối cùng vẫn là cõi nhân sinh, mục tiêu cao cả nhất của nhà văn vẫn là viết “một áng văn trung thực và giản dị về con người” (Chữ dùng của Hemingway). Với mỗi một tác phẩm, người đọc lại có dịp chiêm nghiêm về những con nguwoif điển hình mà mỗi nhà văn gửi vào tác phẩm của mình thồng qua lăng kính và trái tim để thụ cảm về thực tiễn đời mình ,đời người. Trong tác phẩm “Làng”, nhà văn Kim Lân đã tạc nên những trang viết neo đậu mãi trong tâm hồn chúng ta về nhân vật ông Hai – một trái tim yêu làng tha thiết, một linh hồn yêu nước nồng nàn.
Nhà văn Kim Lân - một cây bút độc đáo của nền văn học Viêt Nam. Là nnguwoif cn sinh ra tại vùng quê từ sơn –bắc ninh đầy chân chất mộc mạc.kim lân hay nguyễn văn tài bắt đầu sự nghiệp hành văn vào nx năm 1941 , là nhà văn chuyên vt truyện ngắn ,ông dành cả đời mình để phục vụ cho cách mạng những năm 1945” Kim Lân là nhà văn một lòng đi về với “đất” với “người” với “thuần hậu nguyên thuỷ” của cuộc sống nông thôn.’’(nguyên hồng ). cả một đời người dường như ông chỉ biết về cảnh sinh hoạt làng quê và cảnh ngộ của người nông dân Tựa nhưu đồng cảnh ngộ, mảng hiện thực mà từ lâu ông đã hiểu biết sâu sắc thể hiện qau những kiệt tác lm nên tên tuổi của người như truyện ngắn ‘’làng ‘’’’vợ nhặt”’cn chó xấu xí”… .
\ Những đóng góp của ông vào nền văn học Việt Nam là vô cùng lớn, để lai nhiều tình cảm trong lòng người đọc và các cây bút kì cựu thwoif bấy giờ.Ddến vs truyện ngắn “làng” một kiệt tác đã đưa ông đến đỉnh lưulượng của nên văn học bấy giờ , bạn đọc ko khỏi thổn thức trc hình tượng nhưu khuôn đúc của nv ông 2 vs người nông dân trong thời kì kháng chiến choonngs pháp .Vs những tâm huyêt svaf giá trị của mình nhanh chóng tác phẩm đc đăng báo năm 1948 qua đó lm rõ sự hòa quyện giữa tình yêu làng quê và tình yêu nước tinh thần kháng chiến của người nông dân phải rời làng đi tản cư đã được thể hiện chân thực cảm động giàu cảm xúc thông qua nhân vật ông Hai.
nhân vật ông Hai. Ông không thuộc hạng cùng đình nghèo khổ như anh Pha, chị Dậu, cũng chẳng thuộc hàng vai vế có “miếng” có “tiếng” trong làng. Ông chỉ là một người nông dân nồng hậu, chất phác, hay làm và chịu khó. Trước hết cái mà độc giả thấy rõ nhất ở ông là tình yêu làng da diết đến quá đáng.T ình yêu đó ddc thể hiện qua cái cahs ông khoe về làng của mk. Dường như hình ảnh ngôi làng luôn thường trực trong tâm trí của lão nông ấy để khi nói về chốn quê thân thuộc “hai con mắt ông sáng hẳn lên,”. Đặc biệt, ông Hai khoe làng một cách nhiệt thành. Ông không cần người khác phải chú ý lắng nghe, cũng không quan tâm họ có nghe hay không, ông chỉ nói để thỏa niềm tự hào, nỗi nhớ da diết của mình đối với làng.ban đầu ông tự hào về về những giá trị vật chất như cái Sinh phần của Quan viên tổng đốc ,cái con đường làng trải Toàn đá xang những mái ngói San sát nhau như trên tỉnh. Nhưng sau cách mạng ông Đã nhận thấy sự khốc liệt của chiến tranh ông đã đi Khoe với mọi người về tinh thần kháng chiến những cống hiến của làng ông cho cách mạng.Dễ dàng nhận thấy cái tôi tự hòa của ông thay đổi theo nhịp sống, duy chỉ có tình yêu làng của ông vẫn thế, cứ mãi vẹn nguyên, vẹn toàn, không hề đổi thay và cũng chẳng hề lay chuyển. tình yêu làng đó thật mãnh liệt ,da diết ,thật hồn nhiên ngây thơ tựa như cái bản tính , cái trách nhiệm đã ăn sâu vào máu của mỗi con người
Xa rời quê hương, sống nhờ nơi đất khách quê người, lòng ông đau đáu nhớ quê, nhớ làng.Ông hoài niệm về những năm tháng được cùng anh em lm vc cho công cuộc cách mạng .Càng nghĩ tưởng, nỗi nhớ cứ như những đợt sóng lòng dồn dập, vỗ nhẹ vào trái tim ông phát ra những thanh âm chan chứa bao nỗi triền miên về những ngày quá khứ : “Chao ôi, ông lão nhớ làng. Nhớ cái làng quá!”. Đằng sau nỗi nhớ ấy là khao khát được trở về, là tình yêu xóm làng chân thành, bất diệt. Tình cảm ấy bao giờ cũng thiêng liêng, cũng dạt dào và tha thiết. Vì nhớ, vì yêu nên ông Hai vẫn thường xuyên vào phòng thông tin nghe tình hình, tin tức kháng chiến..Ông phấn khởi trước những thắng lợi của kháng chiến.Ruột gan ông lão như múa cả lên vì nghe được bao nhiêu tin hay, đáng mừng và đáng khâm phục về những chiến công của làng. Tình iu làng của ông nhưi cái cahs mà Raxun Gamzatov từng nói: “Người ta chỉ có thể tách con người ra khỏi quê hương, chứ không thể tách quê hương ra khỏi con người”.
tưởng như tình cảm đó sẽ mãi sừng xứng và bất diệt cho đến khi tin làng ông Việt gian bán nước được lan truyền như một gáo nước lạnh đổ lên lòng tự hào Kiêu Hãnh của mình giây phút đó thoáng qua thôi nhưng trái tim ông như đã trật nhịp“Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại,da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi ,tưởng như đến không thở được”. Dưới ngòi bút tài hoa của mình kim lân đã khắc họa nội tâm của nhân vật đầy chân thực qua nét mặt và cử chỉ .Ông lão bàng hoàng và sững sờ vô cùng, dường như có một bàn tay vô hình đang bóp nghẹt trái tim ông’’cổ ông nghẹn lại..không thở đc’’Dường như ko tiếp nhận đc mà ông cứ hỏi đi hỏi lại“Liệu có thật không hở bác. Hay là chỉ lại…”.Đứng trc sự khẳng định của ng đnà bà bao nhiêu niềm tin, bao nhiêu niềm tự hào về ngôi làng mà ông luôn khoe khoang với mọi người bỗng chốc sụp đổ. Không còn mặt mũi ở lại mà câu nói vu vơ:”Hà, nắng gớm, về nào” thật chua sót. Mảnh độc thoại ấy sao mà cay đắng, xót xa như một sự trốn chạy thực tại tàn nhẫn, không muốn ai phát hiện ra mình là người làng Chợ Dầu. trên đường đi về ông cúi gam mặt xuống mà đi đi đầy xấu hổ nhục nhã như bản thân là đồng lõa là người mang tội
Mang trong mình cả một mối tơ lòng hỗn độn, về đến nhà ông “nằm vật ra giường” chẳng còn tâm sức để làm gì cả. Nhìn lũ trẻ mà cảm xúc dâng trào “nước mắt ông lão giàn ra.ông thương con mang tiếng ‘’trẻ con làng Việt gian ‘’ Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư ?”. hình thức độc thoại nội tâm đã khắc họa thành công nỗi lòng của ông lão nông dân ấy ông xót thương cho số phận của chính mình và đám con nhỏ . Ông Hai căm phẫn lũngười làng ông việt gian bán nc:”Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này”. Ông kiểm điểm lại từng người anh em tronglàng Chợ Dầu. Giờ phút ấy, ông Hai vẫn cố bám víu chút giọt nắng “niềm tin” giữa cơn đại hồng thủy dữ dội. “Mà thằng chánh Bệu thì đích là người làng không sai rồi..Ai người ta hơi đâu bịa tạc ra những chuyện ấy làm gì ?”. Những dòng suy nghĩ đó đâm vào trái tim ông dập tắt ngọn lửa niềm tin. Ông Hai đã bất lực chấp nhận cái tin dữ ấy, nỗi đau xâm chiếm linh hồn, không lời nào tả xiết. “Chao ôi ! Cực nhục chưa, cả làng Việt gian”. Đó là tiếng nói thốt lên từ một trái tim bị tổn thương, từ một cõi lòng suy sụp tột cùng, từ niềm tự hào bị vùi dập tả tơi của một người từng coi làng là lẽ sống. Ông đâu chỉ đau cho mình, đau cho làng mà ông còn đau cho những người đồng hương cùng cảnh ngộ: Nỗi bứt rứt trong tâm can của ông bị dồn khiến ông sinh gắt gõng khi nói chuyện với bà Hải.
Từ khi nghe tin làng theo giặcnhững ngày sau đó ông hư người mất hồn,ăn không ngon, ngủ không yên. Ông như mình là kẻ có tội, lúc nào cũng nơm nớp lo sợ trong nỗi ám ảnh, tủi nhục ê chề “không bước chân ra đến ngoài”. Ông né tránh tất cả những gì liên quan đến cái tin dữ dội kia và gọi chuyện phản bội tồi tệ đó là “chuyện ấy”. Bởi chính ông chẳng dám và cũng chẳng đủ sức để nhìn thẳng vào thực tế đầy phủ phàng và đau đớn., Đối với một lão nông dân chất phác, chân lắm tay bùn luôn tự hào và yêu làng tha thiết thì cái tin làng theo giặc quả là một cú trời giáng chí mạng, là nỗi uất ức, nhục nhã tột cùng. Song vẫn còn đó tình yêu làng , yinhf yêu tổ quoo9cs đang đấu tranh mạnh mẽ trong con nội tâm lão nông đó
Tưởng như đã là tận cùng của sự tủi hổ , khốn cùng thì khi mụ chủ nhà đánh tiếng đuổi gia đình ông đi, ông Hai thực sự rơi vào bế tắc. Chính trong lúc đau đớn tuyệt vọng ấy đã đẩy ông vào tình thế là phải lựa chọn: làng Chợ Dầu hay Tổ quốc ? Ông đã thoáng nghĩ đến việc “Hay là quay về làng ?” để gia đình ông có chỗ dung thân , cũng bởi đó là đường sống duy nhất , là lwuaj chọn cuối cúng tối ưu nhất đv ông và gđ nhưng tư tường đó lại tắt ngúm bởi lòng iu nc chất phác tồn tại trong ông“về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ Cụ Hồ”, là cam chịu trở về với kiếp sống lầm than , chắc chắn một người iu nx như ông ko thể chấp nhận.Tận sâu nơi cõi lòng người nông dân ấy, ngọn lửa của tình yêu nước cao cả vẫn đang rạo rực, vẫn hướng về cuộc kháng chiến nên ông đã quyết định một cách đau đớn nhưng dứt khoát :”Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. Đứng trước sự lựa chọn khó khăn, quyết định của ông Hai đã khẳng định tình cảm rạch ròi của người nông dân, tình yêu nước rộng lớn, mạnh mẽ và thiêng liêng bao trùm lên tình cảm làng quê.Bằng tài năng và thiên chất dị biệt đầy lạ lùng của mình , như một cách thần kì kim lân đã vẽ lên ánh sáng giác ngộ cho nguwofi nông đân , là cột mốc trong chuyển biến nội tâm nhân vật đầy tích cực.Chính cuộc đâu stranh nội tâm đầy khó khăn đó khiến cho quyết đinh của ông 2 càng thêm gái trị càng thêm sâu sắc và cảm động.