<!-- /* Font Definitions */ @font-face {font-family:Wingdings; panose-1:5 0 0 0 0 0 0 0 0 0; mso-font-charset:2; mso-generic-font-family:auto; mso-font-pitch:variable; mso-font-signature:0 268435456 0 0 -2147483648 0;} @font-face {font-family:"Cambria Math"; panose-1:2 4 5 3 5 4 6 3 2 4; mso-font-charset:0; mso-generic-font-family:roman; mso-font-pitch:variable; mso-font-signature:-536869121 1107305727 33554432 0 415 0;} /* Style Definitions */ p.MsoNormal, li.MsoNormal, div.MsoNormal {mso-style-unhide:no; mso-style-qformat:yes; mso-style-parent:""; margin:0cm; margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:12.0pt; font-family:"Times New Roman","serif"; mso-fareast-font-family:"Times New Roman";} p.Char, li.Char, div.Char {mso-style-name:Char; mso-style-noshow:yes; mso-style-unhide:no; margin-top:0cm; margin-right:0cm; margin-bottom:8.0pt; margin-left:0cm; line-height:12.0pt; mso-line-height-rule:exactly; mso-pagination:widow-orphan; font-size:12.0pt; font-family:"Arial","sans-serif"; mso-fareast-font-family:"Times New Roman";} .MsoChpDefault {mso-style-type:export-only; mso-default-props:yes; font-size:10.0pt; mso-ansi-font-size:10.0pt; mso-bidi-font-size:10.0pt;} @page WordSection1 {size:612.0pt 792.0pt; margin:72.0pt 72.0pt 72.0pt 72.0pt; mso-header-margin:36.0pt; mso-footer-margin:36.0pt; mso-paper-source:0;} div.WordSection1 {page:WordSection1;} -->
Đọc văn: TẤM CÁM
(Truyện cổ tích)
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu được ý nghĩa của những mâu thuẫn, xung đột trong truyện và sự biến hoá của Tấm ;
- Nắm được đặc trưng cơ bản của truyện cổ tích thần kì qua một truyện cụ thể.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức
- Những mâu thuẫn, xung đột giữa dì ghẻ và con chồng trong gia đình phụ quyền thời cổ, giữa thiện và ác trong xã hội. Sức sống mãnh liệt của con người và niềm tin của nhân dân.
- Kết cấu của truyện cổ tích : người nghèo khổ, bất hạnh trải qua nhiều hoạn nạn cuối cùng được hưởng hạnh phúc. Sử dụng hợp lí, sáng tạo các yếu tố thần kì.
2. Kĩ năng
- Tóm tắt văn bản tự sự.
- Phân tích một truyện cổ tích thần kì theo đặc trưng thể loại.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định, KT sĩ số
2. KT bài cũ
3. Vào bài
Hoạt động của GV | HĐ của HS | Nội dung cần đạt |
-Gọi HS đọc tiểu dẫn và cho biết thế nào là truyện cổ tích, truyện cổ tích có mấy loại?
- Truyện cổ tích Tấm Cám thuộc loại truyện nào? Thế nào là truyện cổ tích thần kì? - Truyện cổ tích thần kì có sự tham gia của các yếu tố thần kì vào quá trình phát triển của câu chuyện: + Tiên, Bụt + Sự biến hóa thần kì + Vật thần kì - Truyện cổ tích thần kì thể hiện ước mơ cháy bỏng của nhân dân lao động về hạnh phúc gia đình, về lẽ công bằng xã hội, về phẩm chất và năng lực tuyệt vời của con người.
- Gọi HS đọc phân vai
- Truyện có mấy tuyến nhân vật? Các tuyến nhân vật đó mâu thuẫn gì? Những mâu thuẫn đó phát triển theo mạch cốt truyên ra sao? J Truyện có 2 tuyến nhân vật: Tấm-thiện >< mẹ con Cám- ác→ mâu thuẫn gia đình (quyền lợi vật chất và tinh thần) → mâu thuẫn- xung đột một mất một còn→ thiện thắng ác.
- Dựa vào đoạn 1 trong văn bản SGK, tìm những chi tiết nói về hoàn cảnh sống của Cám và Tấm? Qua những chi tiết đó nói lên được gì về phẩm chất và cuộc đời của họ?
- Mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám trong gia đình chủ yếu xoay quanh những sự việc gì? Phản ứng của họ ra sao?
- Qua những sự việc trên, em hãy cho biết tính cách và phẩm chất của Tấm và bản chất của mẹ con Cám như thế nào?
- Trong gia đình, mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám chủ yếu xoay quanh vấn đề gì?
- Trong thế giới cổ tích cô Tấm đáng thương đã được ai bênh vực và giúp đỡ? Cho biết vai cho và ý nghĩa của nhân vật trợ giúp đó? J Tấm được Bụt giúp đỡ mỗi khi gặp khó khăn - Bụt đóng vai trò là nhân vật “trợ giúp” (yếu tố thần kì)→ thúc đẩy sự phát triển của cốt truyện - Ý nghĩa: Thể hiện tình cảm của nhân dân đối với nhân vật bất hạnh và ước mơ về một xã hội công bằng tốt đẹp.
- Mẹ con Cám đã bày mưu lập kế gì khi Tấm trở về nhà giỗ cha? Nhằm mục đích gì?
- Kể tên những lần hóa thân của Tấm? Hành động giết Tấm quyết liệt chứng tỏ điều gì ở mẹ con Cám?
- Tấm trả thù Cám như thế nào? Em có nhận xét gì về cách trả thù đó? + Ước mơ: thiện thắng ác, lẽ công bằng, hạnh phúc gia đình + Triết lý: ác giả ác báo: trong truyền thống cảm nhận của dân gian, người ta không quan tâm đến tính chất dã man của sự việc mà chỉ chú ý cái ác bị trừng phạt như thế nào và với mức độ ra sao. - Mâu thuẫn giữa Tấm và Cám được nâng lên ra ngoài xã hội xoay quanh vấn đề gì?
- Cho biết ý nghĩa của những lần biến hóa của Tấm?
- Cho biết vài nét về nghệ thuật ?
- Gọi HS đọc ghi nhớ SGK
| - Dựa vào SGK-nêu
- Dựa vào SGK, trả lời
- Đọc +HS1: Người dẫn truyện + HS2: Tấm + HS3: Cám + HS4: Bụt
- Suy nghĩ, trả lời.
- Suy nghĩ, trình bày
- Suy nghĩ, trả lời
- Suy nghĩ, trình bày
- Suy nghĩ, trình bày
- Suy nghĩ, trả lời
- Suy nghĩ, trình bày
- Suy nghĩ, trả lời
- Suy nghĩ, trình bày
- Suy nghĩa, trả lời
- Suy nghĩ, trình bày
- Cá nhân trả lời
- Đọc | I. Tìm hiểu chung 1. Truyện cổ tích a. Khái niệm: SGK T.18 b. Các loại truyện cổ tích: 3 loại Cổ tích : - Về loài vật - Thần kì - Sinh hoạt 2. Truyện Tấm Cám: thuộc thể loại truyện cổ tích thần kì. - Bởi trong truyện Tấm Cám có các yếu tố thần kì tham gia vào quá trình phát triển của câu chuyện như: + Xuất hiện của Bụt + Sự biến hóa thần kì: Tấm 4 lần hóa thân – chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi, quả thị. + Những vật thần kì như: gà biết nói, đàn chim sẻ - Ước mơ: thiện thắng ác, lẽ công bằng: ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác, hạnh phúc gia đình. II. Đọc hiểu văn bản
1. Diễn biến mâu thuẫn- xung đột giữa Tấm và mẹ con Cám a. Trong gia đình Sự việc Tấm Cám
Hoàn cảnh sống
- Mồ côi, sống với dì ghẻ “cay nghiệt”
- Lao động vất vả
ð bất hạnh nhưng chăm chỉ, siêng năng - Sống với mẹ ruột, được nuông chiều
- Không làm việc nặng
ð sung sướng nhưng lười biếng
Tấm Mẹ con Cám Đi bắt tép - Cá tép đầy giỏ
- Khóc → Bụt xuất hiện (1) - Chẳng được gì
- Lừa chị → được thưởng Đi chăn trâu - Nuôi và cho bóng ăn - Chăn trâu ở đồng xa - Khóc→ Bụt xuất hiện (2) - Rình trộm→ bày kế - Bắt bóng ăn thịt Đi xem hội
- Nhặt thóc gạo
- Khóc → Bụt xuất hiện (3) - Đi xem hội→ rơi giày→ thử giày → thành hoàng - Bày kế hành hạ Tấm -Vui vẻ đi xem hội
- Thử giày không vừa → xấu hổ bỏ về nhà
Kết luận Tấm là một cô gái bất hạnh, yếu đuối, thụ động nhưng chăm chỉ, hiền lành, luôn khát khao hạnh phúc Mẹ con cám là một bọn độc ác, xấu xa, chuyên bóc lột sức lao động của người khác
Tóm lại Mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám chủ yếu xoay quanh quyền lợi vật chất và tinh thần trong gia đình phụ quyền thời cổ (mẹ ghẻ >< con chồng)
b. Ngoài xã hội
Sự việc Tấm Mẹ con Cám Từ cung trở về nhà
- Vâng lời
- Trèo cao→ chết Bày mưu: bảo Tấm hái cao cúng cha - Đẵn gốc cao→ giết Tấm Hóa thân - Vàng anh→ báo hiệu sự có mặt của mình→ bắt đầu phản kháng - Cây xoan đào→ sống bên chồng - Khung cửi → tuyên chiến với kẻ thù→ phản kháng mạnh mẽ - Quả thị→ trở về với cuộc đời - Bắt chim→ ăn thịt
- Chặt cây→ làm khung cửi
- Đốt khung cửi thành tro→ đổ xa hoàng cung
Trả thù - Lừa Cám tắm nước sôi→ hành động trả thù quyết liệt→ thiện thắng ác ð Ở hiền gặp lành - Tắm → chết→ kết thúc bi thảm
ð Ở ác gặp ác Kết luận
Mâu thuẫn gia đình phát triển thành xung đột một mất, một còn mang tính chất xã hội (thiện- ác) 2. Ý nghĩa quá trình biến hóa của Tấm - Thể hiện sức sống sống, sức trỗi dậy mạnh liệt của cái thiện trước sự vùi dập của cái ác - Đây là sức mạnh của thiện thắng ác. - Mâu thuẫn- xung đột trong truyện Tấm cám phản ánh mâu thuẫn và xung đột trong gia đình phụ quyền thời cổ. - Hạnh phúc phải tự mình tạo ra thì mới bền vững, lâu dài.
3. Nghệ thuật - Xây dựng những mâu thuẫn, xung đột ngày càng tăng tiến. - Xây dựng nhân vật theo hai tuyến đối lập cùng tồn tại và song song phát triển. Ở đó, bản chất của từng tuyến nhân vật được nhấn mạnh, tô đậm. - Có nhiều yếu tố thần kì song vai trò của yếu tố thần kì cũng khác nhau trong từng giai đoạn. - Kết cấu quen thuộc của truyện cổ tích : người nghèo khổ, bất hạnh trải qua nhiều hoạn nạn cuối cùng được hưởng hạnh phúc. III. Tổng kết: Truyện Tấm Cám ngợi ca sức sống bất diệt, sự trỗi dậy mạnh mẽ của con người và cái thiện trước sự vùi dập của kẻ xấu, cái ác, đồng thời thể hiện niềm tin của nhân dân vào công lí và chính nghĩa. |