ĐỌC HIỂU VĂN BẢN 2
THẠCH SANH
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức:
- Tri thứcđặc trưng của truyện cổ tích về người dũng sĩ và nhân vật, sự việc của truyện Thạch Sanh nội dung, ý nghĩa và một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong văn bản cổ tíchThạch Sanh.
-Tư tưởng, tình cảm của nhân dân được thể hiện qua văn bản.
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại cổ tích về phẩm chất tốt đẹp của con người: thật thà, chất phác, dũng cảm.
2. Về năng lực:
- Xác định được ngôi kể trong văn bản.
- Nhận biết được đặc trưng của truyện cổ tích về người dũng sĩ và nhân vật, sự việc của truyện Thạch Sanh.
- Hiểu được và cảm nhận được những nét đặc sắc về nghệ thuật và giá trị nội dung của truyện.
- Vận dụng bài học vào việc rèn phẩm chất tốt đẹp của con người: thật thà, chất phác, dũng cảm.
- Đánh giá được nhân vật trong truyện và đánh giá được bản thân, bạn học.
3. Về phẩm chất:
Nhân ái:Qua tìm hiểu văn bản, HS ý thức giá trị của lòng nhân ái, sự công bằng trong cuộc sống. Suy nghĩ sáng tạo và trình bày suy nghĩ về ý nghĩa và cách ứng xử thể hiện tinh thần nhân ái, sự công bằng
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị: Máy chiếu, máy tính, Giấy A1hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm, Phiếu học tập, Bảng kiểm tra, đánh giá thái độ làm việc nhóm, rubic chấm đoạn văn, bài trình bày của HS.
2. Học liệu: Sgk, kế hoạch bài dạy, sách tham khảo, phiếu học tập, ....
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
Giáo viên cho học sinh chơi trò chơi “Giải ô chữ” và yêu cầu HS trả lời câu hỏi của GV. Những câu hỏi này nhằm khơi gợi cảm xúc, suy nghĩ của HS về người anh hùng Thạch Sanh, tạo không khí và chuẩn bị tâm thế phù hợp với văn bản. Ô chữ hàng ngang 1.Sơn Tinh 2. Thủy Tinh 3. Lạc hầu 4. Âu Cơ 5. Vua Hùng 6. Sứ giả 7. Lang Liêu 8. Lạc Long Quân 9. Thánh Gióng Ô chữ hàng dọc: Thạch Sanh
|