Câu 3: (12,0 điểm)
Khẳng định, tôn vinh tài năng của Kim Lân, có ý kiến cho rằng: Ông là nhà văn của lịch sử tâm hồn con người.
Dựa vào đoạn trích truyện Làng SGK Ngữ văn 9 tập 1, NXBGD năm 2008, hãy chứng minh rằng nhà văn Kim Lân đã thể hiện một cách sinh động, tinh tế diễn biến tâm trạng ông Hai từ khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc.
Đáp án tham khảo :
Câu 3: (12,0 điểm)
I. Yêu cầu về kĩ năng
Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận văn học. Văn viết trôi chảy, cảm xúc, thể hiện được tư chất văn chương; không mắc lỗi dùng từ, diễn đạt, chính tả...
II. Yêu cầu về kiến thức.
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng dù là theo cách nào cũng phải đảm bảo những ý cơ bản sau:
1. Mở bài: 0,5 điểm:
Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận.
2. Thân bài: 11,0 điểm:
a. Giải thích: 1,0 điểm:
Giải thích cụm từ "nhà văn của lịch sử tâm hồn con người" từ đó khẳng định thành công nổi bật trong các sáng tác của Kim Lân là nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật.
b. Chứng minh: 7,0 điểm:
Nêu khái quát vai trò và các hình thức miêu tả nội tâm nhân vật trong tác phẩm tự sự.
Giới thiệu ngắn gọn nội dung đoạn trích truyện trước đó.
Làm sáng tỏ tài năng miêu tả tâm lý của nhà văn qua đoạn truyện từ khi ông Hai nghe tin làng chợ Dầu theo giặc đến khi nghe tin cải chính: (Học sinh bám sát các sự việc sau nhưng chú ý làm rõ tài năng miêu tả tâm lý nhân vật, tránh phân tích chung chung, không bám sát yêu cầu của đề bài):
Ngòi bút miêu tả tâm lí của Kim Lân càng tỏ ra sâu sắc khi đặt nhân vật ông Hai vào một tình huống thử thách để làm bộc lộ chiều sâu tâm trạng của nhân vật. Đó là tình huống ông Hai đột ngột nghe tin dữ: Làng chợ Dầu của ông theo giặc lập tề. Khi nghe tin đột ngột ấy, ông sững sờ, cổ họng nghẹn ắng, da mặt tê rân rân, ông lặng đi, tưởng không thở được. Những biểu lộ qua hình dáng bên ngoài được chọn lựa hết sức cô đúc đã có khả năng gợi tả những khoảnh khắc đau đớn trong tâm tư của ông Hai lúc này.
Từ lúc ấy, trong tâm trí ông chỉ còn cái tin dữ ấy xâm chiếm, nó thành một nỗi ám ảnh day dứt. Về đến nhà, ông nằm vật ra giường, rồi tủi thân khi nhìn đàn con.
Suốt mấy ngày sau, ông Hai không dám đi đâu, chỉ quẩn quanh ở nhà, nghe ngóng binh tình bên ngoài.
Tác giả đã sử dụng lời độc thoại nội tâm, hình thức câu văn, giọng điệu... để diễn tả cụ thể nỗi ám ảnh nặng nề biến thành sự sợ hãi thường xuyên trong ông Hai cùng với nỗi đau xót, tủi hổ của ông trước cái tin làng mình theo giặc.
Ông bị đẩy vào tình thế bế tắc, tuyệt vọng khi mà mụ chủ nhà muốn đuổi gia đình ông đi. Mối mâu thuẫn trong nội tâm và tình thế của nhân vật dường như đã thành sự bế tắc, đòi hỏi phải được giải quyết nên sau cuộc đấu tranh nội tâm, ông Hai đã dứt khoát lựa chọn: "Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù". Câu văn với mười ba từ nhỏ bé mà chất chứa được hết nỗi đau nhân thế và sự đời éo le. Mười ba từ nhỏ bé mà ghi lại được nhịp máu trong tim, gói cả hơi thở trong lồng ngực và kết đọng tình cảm nồng thắm với đất nước của ông Hai. Một câu văn giản dị mà có sức ngân tỏa ngàn đời.
Đoạn truyện bộc lộ một cách cảm động tâm trạng của ông Hai, đó là đoạn ông trò chuyện với đứa con út. Qua hình thức độc thoại, nhà văn diễn tả rất cảm động nỗi lòng sâu xa, bền chặt, chân thành của ông Hai – một người nông dân với quê hương, đất nước, với cách mạng và kháng chiến.
Kết thúc truyện là sự việc ông chủ tịch làng ông lên cải chính cái tin làng chợ Dầu theo giặc. Ông Hai như trút được gánh nặng trong lòng,