ÔN TẬP TỔNG HỢP VÀ TUYỂN TẬP ĐỀ NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
ĐỀ 1:
Phần I:
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4:
"Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về"
(Sang thu, Hữu Thỉnh)
Câu 1. Đoạn thơ trên chủ yếu được viết theo phương thức biểu đạt nào? Tìm nội dung chính của đoạn thơ?(0,5 điểm)
Câu 2. Trong đoạn thơ có sử dụng một thành phần biệt lập. Hãy chỉ rõ đó là thành phần biệt lập nào và nêu tác dụng của thành phần biệt lập đó? (0,75 điểm)
Câu 3. Hãy chỉ ra điểm giống và khác nhau về ý nghĩa của từ chùng chình trong:
"Sương chùng chình qua ngõ"
(Sang thu, Hữu Thỉnh)
và
"Không khéo thằng con trai anh lại trễ mất chuyến đò trong ngày, Nhĩ nghĩ một cách buồn bã, con người ta trên đường đời thật khó tránh được những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình…"
(Bến quê, Nguyễn Minh Châu)
Câu 4. Nêu cảm nhận sâu sắc của em về nội dung đoạn thơ trên bằng một đoạn văn từ 5-7 câu.
Phần II: Tập làm văn
Câu 1: (2®iÓm) Nghị luận xã hội.
Từ phần ngữ liệu đọc hiểu, trình bày suy nghĩ của em (bằng một đoạn văn 200 chữ) về ý chí, nghị lực của tuổi trẻ ngày nay để vượt qua những điều vòng vèo, chùng chình mà Nguyễn Minh Châu đề cập trong văn bản Bến quê.
C©u 2: (5 ®iÓm)Nghị luận văn học.
Trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ ( SGK Ngữ văn 9, tập 2) nhà thơ Thanh Hải viết:
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến.
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.
Một học sinh lớp 9 lại viết trong nhật kí như sau: “ Mình rất trân trọng ước nguyện của nhà thơ Thanh Hải nhưng mình sẽ không là “một nốt trầm” mà muốn là một nốt nhạc thánh thót vút cao trong bản nhạc dâng cho đời”.
Hãy trình bày ý kiến của em về hai ước vọng sống nói trên.
------ Hết ------
Đáp án
ĐỀ 1:
Phần I:
Câu 1.
- Đoạn thơ trên chủ yếu được viết theo phương thức biểu đạt biểu cảm.
-Nội dung chính của đoạn thơ:
+ Dấu hiều thu sang qua làn hương ổi , gió se, sương chùng chình…
+Tâm trạng ngỡ ngàng của con người khi nhận ra dấu hiệu sang thu.
Câu 2:
-Thành phần biệt lập: Tình thái "Hình như"
-Tác dụng: Diễn tả tâm trang ngỡ ngàng, chưa tin chưa dám chắc dù đã nhận ra dấu hiệu thu sang ở một chốn làng quê.
Câu 3:
-Điểm giống: chỉ một sự dịch chuyển rất chậm.
- Điểm khác:
+Từ chùng chình trong câu "Sương chùng chình qua ngõ" là nghệ thuật nhân hóa chỉ làn sương thu nhẹ, mỏng manh, giăng mắc, nửa muốn đi, nửa muốn níu dừng lại nơi ngõ xóm.
+ Từ chùng chình trong câu "…con người ta trên đường đời thật khó tránh được những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình…" là nghệ thuật ẩn dụ chỉ sự lặp lại những điều đáng tiếc như của người bố ở người con: Đó là lãng quên gia đình quê hương. Lỗi sai này bố đã hối hận và đến con cũng không có sự tiến triển đổi thay.Con cũng giống như bố.
Câu 4 :
Thí sinh thể hiện được những nội dung sau:
-Những dấu hiệu sang thu ở một chốn làng quê qua những hình ảnh rất đỗi mộc mạc, gần gũi quen thuộc:
+ Hương thu…
+Gió thu…
+Sương thu…
-Tâm trạng của con người ngỡ ngàng, bất ngờ, bối rối chưa dám tin vào những điều đã nhìn thấy, cảm thấy.
=> Đó chính là giây phút giao mùa sang thu đang diễn ra ở một chốn làng quê.
Phần II: Tập làm văn
Câu 1: (2®iÓm) Nghị luận xã hội.
C©u 2: (5 ®iÓm)Nghị luận văn học.
* Yêu cầu về hình thức
- Xác định đúng kiểu bài nghị luận xã hội
- Bố cục linh hoạt: bài văn nghị luận thông thường hoặc nhật kí hoặc một bức thư…
* Yêu cầu về nội dung
Để tải trọn bộ chỉ với 50k, vui lòng liên hệ qua Zalo 0898666919 hoặc Fb: Hương Trần