BÀN VỀ ĐỌC SÁCH
A. PHẦN ĐỌC - HIỂU
Câu 1. Vấn đề nghị luận của bài viết này là gì? Dựa theo bố cục bài viết, hãy tóm tắt các
luận điểm của tác giả khi triển khai vấn đề ấy.
Trả lời:
Vấn đề nghị luận của bài viết này là sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc
sách.
Các luận điểm của tác giả khi triển khai vấn đề:
- Tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách.
- Các khó khăn, các nguy hại dễ gặp của việc đọc sách trong tình hình hiện nay.
- Cách lựa chọn sách cần đọc và cách đọc như thế nào cho hiệu quả.
Câu 2. Qua lời bàn của Chu Quang Tiềm, em thấy sách có tầm quan trọng như thế nào, việc
đọc sách có ý nghĩa gì?
Trả lời:
- Sách có tầm quan trọng vô cùng to lớn đối với cuộc sống con người nói riêng và xã hội
nói chung.
- Muốn phát triển và trưởng thành, con người phải tiếp thu, kế thừa có sáng tạo những tri
thức, kinh nghiệm, thành tựu mà loài người đã tìm tòi, tích luỹ được trong suốt quá trình phát
triển lịch sử.
- Sách là kho tàng kinh nghiệm, là di sản tinh thần quý báu của loài người.
- Đối với mỗi con người, đọc sách là cách tốt nhất để tiếp thu kinh nghiệm xã hội, kinh
nghiệm sống. Đọc sách còn là sự chuẩn bị để tiến hành cuộc trường chinh vạn dặm trên con
đường học vấn, tích luỹ tri thức, khám phá và chinh phục thế giới.
Câu 3. Muốn tích lũy học vấn, đọc sách có hiệu quả, tại sao trước tiên cần biết cách chọn
lựa sách mà đọc? Theo tác giả, nên chọn lựa như thế nào?
Trả lời:
Sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật đã tạo nên sự bùng nổ thông tin. Lượng
sách in ra ngày càng nhiều, nếu không có sự lựa chọn, xử lý thông tin khoa học, con người dễ bối
rối trước kho tàng tri thức khổng lồ mà nhân loại đã tích luỹ được. Chu Quang Tiềm đã chỉ ra một
cách xác đáng những nguy hại thường gặp:
- Sách nhiều khiến cho người ta không chuyên sâu, dễ sa vào lối “ăn tươi nuốt sống” chứ
không kịp tiêu hoá, không biết nghiền ngẫm.
- Sách nhiều khiến người đọc khó chọn lựa, lãng phí thời gian và sức lực với những cuốn
không thật có ích.
Theo tác giả, cần phải lựa chọn sách mà đọc:
- Không tham đọc nhiều, đọc lung tung mà phải chọn cho tinh, đọc cho kỹ những quyển
sách thực sự có giá trị, có ích cho mình.
- Cần đọc kỹ các cuốn sách, tài liệu cơ bản thuộc lĩnh vực chuyên môn, chuyên sâu của
mình.
- Trong khi đọc chuyên sâu, không nên xem thường những loại sách thường thức, gần gũi
với chuyên môn của mình. Tác giả khẳng định: “Trên đời không có học vấn nào là cô lập, không
có liên hệ kế cận”, vì thế “không biết thông thì thông thể chuyên, không biết rộng thì không thể
nắm gọn. Trước biết rộng rồi sau mới nắm chắc, đó là trình tự để nắm vững bất cứ học vấn nào”.
Câu 4. Phân tích lời bàn của tác giả bài viết về phương pháp đọc sách. Tìm hiểu cách lập
luận, trình bày ở phần này.
Trả lời:
1
Để tải trọn bộ chỉ với 50k, vui lòng liên hệ qua Zalo 0898666919 hoặc Fb: Hương Trần