TRƯỜNG THCS NGUYỄN LÂN
TỔ XÃ HỘI
NỘI DUNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KỲ II
MÔN NGỮ VĂN 9 – NĂM HỌC 2021-2022
I. VĂN BẢN
- Nhớ tên các văn bản, tên tác giả, hoàn cảnh sáng tác (xuất xứ) của các văn bản đã học trong HK II.
- Học thuộc các văn bản thơ, nắm được các đặc sắc về nội dung và nghệ thuật.
1.Mùa xuân nho nhỏ
2. Sang thu
3. Viếng lăng Bác
4. Nói với con
5. Những ngôi sao xa xôi
II. TIẾNG VIỆT
- Nắm được các các thành phần biệt lập.
- Các phép liên kết câu và liên kết đoạn văn.
- Tạo câu phân loại theo mục đích nói và theo cấu tạo ngữ pháp.
- Phân tích được cấu tạo các kiểu câu phức tạp.
III. TẬP LÀM VĂN
- Tạo lập được đoạn văn nghị luận về tác phẩm thơ, đoạn thơ, khổ thơđược học trong chương trình học kỳ II.
- Tạo lập đoạn văn nghị luận xã hội nêu suy nghĩ của bản thân về một hiện tượng xã hội, một tư tưởng đạo lí… (có thể từ ngữ liệu ngoài chương trình.)
(Yêu cầu hệ thống luận điểm luận cứ rõ ràng, đủ ý, lập luận chặt chẽ, trình bày sạch sẽ, đảm bảo dung lượng độ dài, bố cục đoạn văn…)
MỘt sỐ dẠnG BÀI TẬP THAM KHẢO
Bài tập 1: Đọc kĩ 2 đoạn văn bản sau đây:
Đoạn 1:
Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này
Đoạn 2:
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến
Câu 1: Hãy cho biết: Mỗi đoạn thơ nằm trong bài thơ nào? Ai là tác giả?
Câu 2: Tại sao các nhà thơ lại ước nguyện được làm: “con chim hót”, “cành hoa”, “đóa hoa tỏa hương”, “cây tre trung hiếu”, “nốt trầm xao xuyến”? Em hãy nêu ngắn gọn cách hiểu của em về nét đặc sắc của ít nhất một trong các hình ảnh ấy?
Câu 3: So sánh các cụm từ “Muốn làm” với “Ta làm” được các nhà thơ lặp lại trong 2 đoạn thơ, em hãy cho biết đây có phải là hình thức liên kết câu (phép lặp từ ngữ) trong văn bản không? Vì sao?
Câu 4: Từ cách hiểu về thành phần biệt lập cảm thán, em hãy đặt một câu văn có sử dụng thành phần này để bộc lộ cảm xúc của em sau khi đọc-hiểu 2 đoạn thơ trên.
Câu 5: Tình cảm của 2 tác giả gửi gắm vào 2 bài thơ trên đã khơi gợi nơi người đọc về một khát vọng được sống có ích, góp phần làm đẹp cho đời. Em hãy viết bài văn nghị luận ngắn (từ 25 đến 30 dòng) nêu suy nghĩ của em về lẽ sống của tuổi trẻ Việt Nam ngày nay đối với đất nước.
Bài tập 2: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn.
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc.
(Trích Nói với con, Y Phương - SGK Ngữ văn 9, tập II-NXBGDVN -2016- trang 12).
Câu hỏi :
Câu 1. Xác định thể thơ của đoạn trích trên. « Người đồng mình » được nhà thơ nói đến là những ai?
Câu 2. Qua đoạn trích, em thấy cuộc sống của người đồng mình hiện lên như thế nào?
Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của 02 biện pháp tu từ được sử dụng trong những câu thơ sau:
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc
Câu 4. Xác định thành ngữ trong đoạn thơ trên. Em hiểu ý nghĩa của thành ngữ đó như thế nào?
Câu 5. Dựa vào phần đã trích dẫn, hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 12 câu theo cách lập luận tổng hợp- phân tích- tổng hợp làm rõ những đức tính cao đẹp của