MỤC LỤC BỘ TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HSG NGỮ VĂN 7 STT NỘI DUNG TRANG 1 Chuyên đề 1: Cảm thụ các tác phẩm văn học 2 - Hướng dẫn cách làm bài cảm thụ - 45 bài cảm thụ tác phẩm văn học hay 38 2 Chuyên đề 2: Nghị luận xã hội - Dạng 1: Nghị luận về tư tưởng đạo lí 44 - Dạng 2: Nghị luận về hiện tượng sự việc trong đời sống 48 ( 25 đề nghị luận về sự việc hiện tượng đời sống, nghị luận tư tưởng đạo lí, một quan điểm, nhận định văn học) 97 - Dạng 3: Nghị luận về câu chuyện ( 50 đề nghị luận về 167 câu chuyện có hướng dẫn cách làm bài chi tiết) - Dạng 4: Nghị luận về bức tranh (20 đề) 210 3 Chuyên đề 3: Kĩ năng làm bài kể về một sự việc có thật 211 có liên quan đến sự kiện lịch sử 213 4 Chuyên đề 4: Rèn kĩ năng làm văn biểu cảm 214 - Biểu cảm về sự vật con người - Biểu cảm về tác phẩm văn học 223 - Kĩ năng viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật 231 5 Chuyên đề 5: Rèn kĩ năng thuyết minh thuật lại một sự 232 kiện + Các dạng làm bài văn thuyết minh - Dạng 1: Thuyết minh thuật lại một sự kiện trong cuộc sống. - Dạng 2: Thuyết minh thuật lại một lễ hội dân gian. - Dạng 3: Thuyết minh về một sự kiện lịch sử - Dạng 4: Thuyết minh về một phương pháp cách làm 252 - Dạng 5: Thuyết minh về tác phẩm văn học - Dạng 6: Thuyết minh về một thể loại văn học - Kĩ năng viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về tác giả tácphẩm ( 24 đoạn văn mẫu của cả 3 bộ sách) 262 6 - Chuyên đề 6: Cách làm bài văn nghị luận bàn về ý kiến 264 văn học mang tính lí luận VH 266 7 Chuyên đề 7: Kĩ năng làm bài đọc Hiểu- Mẹo làm bài đọc hiểu, nghị luận xã hôi, nghị luận văn học.- Công thức viết phần mở bài cho bài nghị luận văn học và bài nghị luận xã hội 267 280 8 Chuyên đề 8: Tổng hợp các đề thi ( 73 Đề thi mới nhất 8 câu trắc nghiệm 2 câu tự luận kết hơpk phần viết ngữ 281 liệu hoàn toàn ngoài chương trình. 593 9 Một số bài văn mẫu hay văn nghị luận VH 594 ( 23 đề nghị luận hay) 673 CHUYÊN ĐỀ 1: CẢM THỤ TÁC PHẨM VĂN HỌC A. Mức độ cần đạt:- Các biện pháp tu từ và các tín hiệu nghệ thuật ngôn từ trong các đoạn văn, thơ tiêu biểu- Cách phát hiện và phân tích các biện pháp tu từ trong một đoạn văn, đoạn thơ- Bố cục của bài văn cảm thụ văn học- Cách viết một bài văn cảm thụ văn học khoảng 300 từ.(1 trang)B. Chuẩn bị:- GV : Đọc tài liệu tham khảo, soạn giáo án chi tiết- HS: Học và làm các bài tập theo yêu cầu cụ thể của GVC. Nội dung chuyên đề:I. PHƯƠNG PHÁP LÀM VĂN CẢM THỤ1. Cảm thụ thơ văn là gì?- Trước hết, cảm thụ văn học chính là đi tìm vẻ đẹp, cái hay của những bài thơ, bài văn..- Là cảm nhận và đánh giá được cái hay cái đẹp của văn bản đó. Biết dùng ngôn từ diễn tả giúp người nghe đồng cảm với mình khi nghe bài thơ văn đó.2. Cảm thụ những gì?a. Phát hiện và chỉ ra những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ văn đó. Có thể là: So sánh nhân hoá, ẩn dụ, hoán dụ, điệp ngữ, tương phản, đối, cách sử dụng từ láy, động từ mạnh, câu tồn tại, câu đặc biệt… Tài liệu của nhung tâyb. Nêu nội dung của văn bản đó và việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật đó làm cho nội dung trở nên hay hơn như thế nào. Nếu là nhân hoá thì cảnh vật trở nên có hồn, sinh động hơn, nếu so sánh thì cảnh vật trở nên cụ thêt gợi cảm, gợi hình.c. Đoạn thơ đó viết bằng thể thơ gì ? Lục bát hay thơ tự do. Thể lục bát thường nhẹ nhàng uyển chuyển, truyền cảm thấm thía, dễ đi vào lòng người. Thể thơ tự do dễ bộc lộ mạch cảm xúc của tác giả. Thơ 5 chữ thích hợp cho nội dung ngợi ca, hoặc kể chuyện. Thể thơ 4 chữ giản dị, gần gũi với những bài hát đồng dao.d. Nhịp điệu của bài thơ như thế nào?+ Lục bát thường là 3/3,4/4 hoặc 2/2/2và 2/2/4, 4/2/2 khiến âm điệu thơ du dương+ Thơ thất ngôn nhịp 4/3 âm điệu khoẻ khoắn, sảng khoái bộc lộ những nỗi niềm, cảm xúc sâu lắng, mạnh mẽ. Nếu nhịp thơ ngắn thì thường gợi tả những hành động nhanh mạnh, nếu nhịp thơ dài thì có khả năng diễn tả những cảm xúc tình cảm xao xuyến, dàn trải thiết tha. Tài liệu của nhung tây3. Các bước cảm thụ: Gồm 4 bước- Đọc kĩ bài (đoạn) văn thơ, phát hiện chủ đề, biện pháp, dấu hiệu nghệ thuật.- Chỉ ra biện pháp, dấu hiệu nghệ thuật đó+ Các biện pháp tu từ+ Cách sử dụng từ láy tượng hình, tượng thanh, tính từ, từ ngữ gợi tả màu sắc, âm thanh, ánh sáng, tâm trạng,…+ Đặc biệt chú ý tìm và phân tích giá trị của từ “đắt”.- Phân tích tác dụng của biện pháp, dấu hiệu nghệ thuật để bật lên nội dung, chủ đề của (đoạn) văn thơ đó- Nêu những suy nghĩ, cảm xúc, đánh giá, liên tưởng của mình về những điều (đoạn) văn thơ đó gợi ra