NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
- - CỦNG CỐ VÀ MỞ RỘNG KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1.Nhận diện kiểu bài nghị luận văn học
- Khái niệm
- Nghị luận văn học là những bài văn bàn về các vấn đề văn chương - nghệ thuật. Đây là dạng đề phổ biến và cơ bản trong chương trình Ngữ văn THCS. Đối tượng của dạng bài này là một vấn đề văn học hoặc lí luận văn học; một nhân vật văn học, giá trị tư tưởng, giá trị nghệ thuật của tác phẩm; đặc điểm nổi bật của một khuynh hướng, trào lưu, giai đoạn văn học; cũng có thể là một vấn đề lí luận về nhà văn, quá trình sáng tác, đặc trưng thể loại, phong cách của tác giả, tiếp nhận văn học...
- Kiểu bài nghị luận văn học có hai dạng đề cơ bản: Nghị luận về, một tác phẩm văn học và nghị luận về một ý kiến bàn về văn học.
+ Nghị luận về một tác phẩm văn học: Dạng đề này nhằm kiểm tra năng lực cảm thụ văn học (hiểu, phân tích, lí giải, bình giá) của người viết. Đối tượng cảm thụ có thể là thơ, truyện, kịch hoặc văn nghị luận; có thể là toàn bộ tác phẩm, nhưng cũng có thể là một đoạn trích.
+ Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học: Đối tượng bàn luận ở đây có thể là một nhận định về văn học sử, về nội dung hay nghệ thuật của tác phẩm; hoặc một ý kiến về lí luận văn học.
- Các kiểu bài nghị luận văn học thường gặp trong đề thi HS giỏi Ngữ văn lóp 9
Thực tế cho thấy, các kiểu bài thường gặp ứong đề thi HS giỏi Ngữ văn lóp 9 trong thòi gian gần đây thường là:
- Cảm nhận một bài thơ, đoạn thơ.
- Phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự.
- Bàn về giá trị của một tác phẩm văn học: giá trị nội dung (giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo, cảm hứng yêu nước...); giá trị nghệ thuật (chi tiết nghệ thuật, tình huống truyện, nghệ thuật miêu tả tính cách và tâm lí nhân vật...).
- Chứng minh một ý kiến bàn về văn học. Dạng đề này thường bao quát các phương diện kiến thức như: lí luận văn học, giai đoạn văn học, tác giả, tác phẩm...
- So sánh.
Trong cuốn sách này, chứng tôi chỉ xin đề cập đến kĩ năng làm một số kiểu bài và dạng đề thường gặp trong thi HS giỏi Ngữ văn lóp 9 hiện nay.
2. Những yêu cầu và kinh nghiệm cần có để viết được bài văn nghị luận văn học đúng, hay và giàu chất văn
a) Đảm bảo kiến thức mang màu sắc văn học
- Một bài văn nghị luận hay trước hết phải đúng. Muốn đúng thì người viết cần nắm vững kiến thức cơ bản về vấn đề văn học, phải xuất phát từ đặc trưng của văn học mà tìm hiểu văn học.
- Bàn bạc về một vấn đề văn học còn là bày tỏ sự hiểu biết về văn học, là thưởng thức', đánh giá tác phẩm văn học trong cái hay, cái đẹp của nó, về nội dung cũng như nghệ thuật. Không có được kiến thức cơ bản về văn học, thì dù hiểu biết thành thậo về phương pháp cũng không thể làm bài nghị luận văn học hay được.
b) Đảm bảo tính đúng đắn, khoa học nhưng phải giàu cảm xúc
- Để làm đúng, làm hay bài văn nghị luận văn học, ngưòi viết trước hết phải hiểu rõ vấn đề cần nghị luận, xác định đúng yêu cầu của đề bài. Bài văn phải thể hiện được những đánh giá chủ quan của ngưòi viết về vấn đề văn học đang bàn.
- Bài văn phải thể hiện được sự rung cảm đối với văn học, tình cảm đối vói tác phẩm, thái độ yêu ghét đối vói cuộc sống và con ngưòi trong tác phẩm văn học. Người viết cần tạo cho mình tâm thề của người trong cuộc để nghị luận. Đối tượng nghị luận là một tác phẩm văn học cụ thể. Tác phẩm văn học là kết quả của sự rung động tâm hồn của tác giả khi chạm vào cuộc sống, là tâm huyết của nhà văn. Bởi vậy, khi nghị luận về một tác phẩm văn học nào đó, để viết đúng và viết hay về tác phẩm ấy, để đạt được chất văn, người viết cần đặt mình là nhân vật trữ tình trong một bài thơ hay nhân vật trong một tác phẩm văn xuôi để hiểu được những rung động tâm hồn tinh tế, nhũng nghĩ suy, tâm tư của nhân vật, những buồn, vui, sướng, khổ của nhân vật. Nghĩa là người viết phải thực sự sống với tác phẩm, chử động tiếp nhận để phát hiện được trọn vẹn vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Nếu đối tượng nghị luận là một ý kiến bàn về văn học, người viết cần đặt mình vào hoàn cảnh vấn đề, để đánh giá vấn đề không chỉ bằng cái nhìn khách quan mà còn bằng những cảm nhận chủ quan, chân thành, không chỉ bằng sự sáng suốt của lí trí mà còn bằng sự rung động của trái tim. Ví dụ, khi bàn luận về ý kiến “Văn học là nhân học” (M.Go-rơ-ki), người viết không chỉ dùng lí trí để biện giải mà còn cần nhìn vào nội tâm mình để cảm nhận những ý nghĩa mà văn học mang lại (như làm tâm hồn thêm phong phú, hình thành những tính cách, phẩm chất tốt đẹp...). Khi đó, những ý kiến của người viết sẽ không chỉ sắc sảo mà còn rất tâm huyết, chân thành, thuyết phục người đọc.
- Huy động kiến thức ở phạm vi rộng nhưng gần gũi hoặc có liên quan tới vấn đề đang nghị luận, sử dụng kĩ năng so sánh văn học cũng là cách mang đến chất văn cho bài viết, lại có thể cho người đọc một cái nhìn có chiều sâu về vấn đề nghị luận.
- Đảm bảo yêu cầu về diễn đạt
- Bài viết cần được diễn đạt chuẩn xác. Chuẩn xác trước hết là dùng từ, đặt câu đúng và trong sáng. Bên cạnh đó lòi văn nghị luận còn phải chặt chẽ. Sự chặt chẽ của lời văn nghị luận thể hiện trên ba phương diện. Một là, phải nhất quán trong cách dùng từ, nhất là cách dùng thuật ngữ. Hai là, phải đúng mức trong lời lẽ nhận định. Ví dụ, một câu thơ lạ và gọi cảm chưa nên cho là xuất sắc, có một không hai', một tác phẩm xuất sắc đừng nói quá nên là vĩ đại. Người viết văn nghị luận giỏi là người biết giới hạn vấn đề, không sa vào cách nói phiến diện, tuyệt đối hoá sự việc. Ba là, phải đảm bảo tính đơn nghĩa của câu văn. Người viết văn nghị luận cần dùng từ, đặt câu sao cho người đọc hiểu đúng ý mình muốn nói, thậm chí dù cho ai đó có thiếu thiện chí cũng không thể xuyên tạc ý mình được.
- Bài viết cần được diễn đạt truyền cảm nghĩa là lòi văn phải giàu hình ảnh và cảm xúc. Cần lưu ý là không nên hiểu lệch yều cầu truyền cảm của lòi văn nghị luận thành thói khoa trương trống rỗng, tầm thường. Hình ảnh so sánh phải nảy sinh từ sự phân tích thực tiễn một cách khoa học thì hình ảnh ấy mói nâng cao được nhận thức của người đọc. Cảm xúc phải xuất phát từ niềm tin và sự nhiệt tình thành thật thì cảm xúc ấy mói tạo nên sức lôi cuốn của lời văn. Ngoài ra, cũng cần tránh dùng hình ảnh hay dùng từ cảm thán một cách tràn lan. Sự lạm dụng sẽ khiến bài văn đi chệch khỏi phong cách ngôn ngữ khoa học mà nó cần.
Để tải trọn bộ chỉ với 50k, vui lòng liên hệ qua Zalo 0898666919 hoặc Fb: Hương Trần