PHÒNG GD VÀ ĐT
ĐỀ CHÍNH THỨC | ĐỀ KIỂM TRA CHỌN ĐỘI TUYỂN HSG HUYỆN NĂM HỌC 2017 – 2018 Môn: Ngữ văn 9 Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) |
Câu 1 (4,0 điểm)
Trong truyện ngắn”Làng”, khi ông Hai nghe tin làng Việt gian theo Tây, Kim Lân viết:”Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư?”
Khi ông trò chuyện cùng con, nhà văn lại viết:
...”Thằng bé giơ tay lên, mạnh bạo và rành rọt:
- Ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm!
Nước mắt ông lão giàn ra, chảy ròng ròng trên hai má.”
(Trích ”Làng”, Kim Lân)
Cảm nhận về giọt nước mắt của nhân vật ông Hai qua các đoạn trích trên.
Câu 2: (6,0 điểm)
HAI BIỂN HỒ
Người ta bảo ở Palextin có hai biển hồ…Biển hồ thứ nhất gọi là biển Chết. Đúng như tên gọi, không có sự sống nào bên trong cũng như xung quanh biển hồ này. Nước trong hồ không có một loại cá nào có thể sống nổi mà người uống phải cũng bị bệnh. Ai ai cũng đều không muốn sống ở gần đó. Biển hồ thứ hai là Galile. Đây là biển hồ thu hút nhiều khách du lịch nhất. Nước ở biển hồ lúc nào cũng trong xanh mát rượi, con người có thể uống được mà cá cũng sống được. Nhà cửa được xây cất rất nhiều ở nơi đây. Vườn cây xung quanh tốt tươi nhờ nguồn nước này…
Nhưng điều kỳ lạ cả hai biển hồ này đều được đón nhận nguồn nước từ sông Jordan. Nước sông Jordan chảy vào biển Chết. Biển Chết đón nhận và giữ lại riêng cho mình mà không chia sẻ nên nước trong biển Chết trở nên mặn chát. Biển hồ Galile cũng đón nhận nguồn nước từ sông Jordan rồi từ đó tràn qua các hồ nhỏ và sông lạch, nhờ vậy nước trong biển hồ này luôn sạch và mang lại sự sống cho cây cối, muông thú và con người.
(Trích”Bài học làm người”- Nhà xuất bản giáo dục)
Qua câu chuyện Hai biển hồ, em nhận được bài học ý nghĩa nào cho cuộc sống?
Câu 3 (10,0 điểm)
“Không có câu chuyện cổ tích nào đẹp hơn câu chuyện cổ tích do chính cuộc sống viết lên”(An-đéc-xen).Trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên? Hãy làm sáng tỏ câu chuyện cổ tích đời thường trong hai tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long) và Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng).
------------------HẾT -------------------
PHÒNG GD VÀ ĐT
ĐỀ CHÍNH THỨC | ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI Lớp 9 - Năm học 2017-2018 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 150 phút (Đề thi gồm 04 câu 01 trang) |
Phần I: Đọc-hiểu
Câu 1:(1 điểm) Trình bày cảm nhận của em vể bức tranh quê qua đoạn thơ sau: