ÔN TUYỂN SINH
VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
1. Nghị luận về một vấn đề tưởng, đạo lí:
Mở đoạn. Giới thiệu vấn đề: Trích, dẫn vào vấn đề nghị luận.
Phát triển đoạn:
Bước 1. Giải thích: Cần giải thích những từ trọng tâm, sau đó giải thích cả câu nói: giải thích các từ ngữ,
thuật ngữ, khái niệm, nghĩa đen, nghĩa bóng (nếu có); rút ra ý nghĩa chung của tư tưởng, đạo lý.
(Thường là trả lời các câu hỏi)
+ Là gì?
+ Như thế nào?
+ Biểu hiện cụ thể?
Bước 2: Phân tích và chứng minh những mặt đúng của tư tưởng, đạo lí cần bàn luận (…)
Bản chất của thao tác này là giảng giải nghĩa lí của vấn đề được đặt ra để làm sáng tỏ tới cùng bản chất
của vấn đề. Phần này thực chất là trả lời câu hỏi: Tại sao? (Vì sao?) Vấn đề được biểu hiện như thế nào? Có
thể lấy những dẫn chứng nào làm sáng tỏ?
Bước 3: Bình luận, đánh giá (bàn bạc, mở rộng, đề xuất ý kiến…):
- Đánh giá vấn đề: Nêu ý nghĩa của vấn đề, mức độ đúng – sai, đóng góp – hạn chế của vấn đề.
- Phê phán, bác bỏ (Phản đề) những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề đang bàn luận (…)
- Mở rộng vấn đề.
Bước 4: Rút bài học nhận thức và hành động
- Từ sự đánh giá trên, rút ra bài học kinh nghiệm trong cuộc sống cũng như trong học tập, trong nhận
thức cũng như trong tư tưởng, tình cảm, …( Thực chất trả lời câu hỏi: từ vấn đề bàn luận, hiểu ra điều gì?
Nhận ra vấn đề gì có ý nghĩa đối với tâm hồn, lối sống bản thân?...)
- Bài học hành động: Đề xuất phương châm đúng đắn, phương hướng hành động cụ thể ( Thực chất trả lời câu
hỏi: Phải làm gì? …)
Kết thúc đoạn: Khẳng định chung về tư tưởng, đạo lí đã bàn luận ở thân bài (…)
- Lời nhắn gửi đến mọi người (…)Lời nhắn gửi đến tất cả mọi người/ Kết thức bằng một khẩu hiệu, câu ca
dao…
2. Nghị luận về một
sự việc hiện tượng đời sống
.
Mở đoạn. Giới thiệu vấn đề: Trích, dẫn vào vấn đề nghị luận.
Phát triển đoạn:
Bước 1. Giải thích: Giới thiệu vấn đề nghị luận đặt ra ở đề bài: hiện tượng đời sống mà đề bài đề cập…
Bước 2: Trình bày thực trạng – Mô tả hiện tượng đời sống được nêu ở đề bài (…). Có thể nêu thêm
hiểu biết của bản thân về hiện tượng đời sống đó (…).
Lưu ý: Khi miêu tả thực trạng, cần đưa ra những thông tin cụ thể, tránh lối nói chung chung, mơ hồ mới tạo
được sức thuyết phục.
Bước 3: Phân tích những nguyên nhân của hiện tượng đời sống đã nêu ở trên.
- Nguyên nhân:
+ Nguyên nhân khách quan (…)
+ Nguyên nhân chủ quan (…)
Bước 4: Hậu quả.
- Khẳng định: ý nghĩa, bài học từ hiện tượng đời sống đã nghị luận.
- Phê phán, bác bỏ một số quan niệm và nhận thức sai lầm có liên quan đến hiện tượng bàn luận (…).
- Hiện tượng từ góc nhìn của thời hiện đại, từ hiện tượng nghĩ về những vấn đề có ý nghĩa thời đại.
Bước 5: Đề xuất những giải pháp:
Lưu ý: Cần dựa vào nguyên nhân để tìm ra những giải pháp khắc phục.
- Những biện pháp tác động vào hiện tượng đời sống để ngăn chặn (nếu gây ra hậu quả xấu) hoặc phát triển
(nếu tác động tốt):
+ Đối với bản thân…
+ Đối với địa phương, cơ quan chức năng:…
Để tải trọn bộ chỉ với 50k, vui lòng liên hệ qua Zalo 0898666919 hoặc Fb: Hương Trần