CÁC ĐỀ NGHỊ LUẬN VĂN HỌC THUỘC TÁC PHẨM “BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH”
Ghi chú: BTVTDXKK: Bài thơ về tiểu đội xe không kính; PTD: Phạm Tiến Duật; TS: Trường Sơn.
Đề 1: Phân tích đoạn trích:
“Không có kính không phải vì xe không có kính
…
Như sa, như ùa vào buồng lái.”
“Cùng mắc võng trên rừng Trường Sơn
Hai đứa ở hai đầu xa thẳm
Đường ra trận mùa này đẹp lắm
Trường Sơn Đông nhớ Trường Sơn Tây”
Trong những năm chống Mĩ cứu nước, tuyến đường TS đã trở thành huyết mạch nối liền hậu phương miền Bắc với tiền tuyến miền Nam. Trên tuyến đường khói lửa chiến tranh đầy khốc liệt ấy, bao thế hệ đã gửi lại cuộc đời, xương máu, bao thế hệ tiếp bước vẫn cứ đi để viết nên những trang sử vàng chói lọi, viết nên những bài ca, thi phẩm sống mãi cùng năm tháng. Và Phạm Tiến Duật - một người con đất mẹ Phú Thọ, một nhà thơ khoác áo lính, bằng chất liệu cảm hứng từ thực tại chiến trường giữa núi rừng TS trùng điệp, ông đã cất lên những vầng thơ “BTVTDXKK” đầy sức sống tươi trẻ. Với tác phẩm, PTD đã khắc hoạ một hình ảnh vô cùng độc đáo: những chiếc xe không kính. Qua đó, những người lính lái xe TS với tư thế ung dung, hiên ngang hiện lên đã để lại bao ấn tượng khó phai trong hai khổ thơ đầu:
“Không có kính không phải vì xe không có kính
…
Như sa, như ùa vào buồng lái”
Bài thơ được viết vào năm 1969, thời kỳ cuộc kháng chiến của dân tộc đang diễn ra rất ác liệt. Năm ấy, tuyến đường TS được khai phá, từng dòng, từng đoàn xa vẫn ngày đêm đi giữa núi rừng ngút ngàn để chi viện cho miền Nam ruột thịt. Bằng những ngôn ngữ độc đáo, lời thơ gắn với lời nói thường ngày, giọng thơ tự nhiên nhưng đậm chất ngang tàng, PTD đã khắc hoạ hình ảnh vô cùng đặc biệt trong những đoàn xe đó:
“Không có kính không phải vì xe không có kính”
Với cái nhìn của người chiến sĩ đương thời ở TS máu lửa, PTD dễ dàng bắt gặp hay thậm chí tự mình trải nghiệm những chiếc “xe không có kính”. Đây là một hình ảnh thật độc đáo, tuy lạ mà quen. Lạ bởi ta hiếm khi bắt gặp hình ảnh ấy trong thơ ca và dù có đi chăng nữa, sẽ chẳng có thi sĩ nào tái hiện lại hiện thực theo một phong cách đậm chất PTD như thế. Thực ra trước PTD, phương tiện giao thông đã là một đề tài được nhiều nhà thơ khai thác, nhưng theo hướng “lãng mạn hoá”, “mỹ lệ hoá”. Là một con tàu tiến lên Tây Bắc trong “Tiếng hát con tàu” của Chế Lan Viên. Hay những con thuyền ra khơi đánh cá của dân chài qua “Quê hương” của Tế Hanh hay “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận. Còn đối với PTD, ông đã tái hiện y nguyên những gì chứng kiến ở thực tại chiến trường - những chiếc xe biến dạng “không có kính”. Đây là một hình ảnh quen thuộc, thực tế ở chiến trường đầy khói lửa trong những năm chống Mĩ hào hùng. Điệp ngữ “không có” được lặp lại không chỉ nhấn mạnh lại hiện thực khốc liệt trên, mà còn làm nổi bật một hình ảnh độc đáo vút lên từ hiện thực ấy: những chiếc xe không kính vẫn băng băng ra trận, tải theo hàng hoá, đạn được chi việc cho tiền tuyến, lại bị quân thù tàn phá nặng nề:
“Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi”
Tiếp nỗi bằng những hình ảnh thực, tác giả đã giải thích, phân bua về nguyên nhân của những thiếu thốn nơi chiếc “xe không kính”. Quả thật là không phải “vì xe không có kính” mà là bởi những chiếc xe ấy chạy vào toạ độ chết, bị “bom giật bom rung” của quân thù làm vỡ nát. Các động từ mạnh “giật, rung” cùng từ “bom” được nhấn mạnh hai lần không đơn thuần là một lời giải thích mà còn nhấn mạnh sức tàn phá dữ dội, khủng khiếp của từng đợt mưa bom bão đạn mà đế quốc Mĩ trút xuống như rung chuyển cả dãy TS - nơi được mệnh danh là “túi bom” của địch. Bằng lời thơ như lời nói bình thường, ngôn ngữ mộc mạc, hình ảnh “chiếc xe không kính” là sự phát hiện độc đáo và mới lạ của nhà thơ. Qua đó hai câu thơ đã diễn ta những khó khăn, mất mát do quân thù gieo rắc, tăng lên sức khốc liệt của hiện thực chiến tranh, làm nên để tôn thêm vẻ đẹp hình ảnh những người lính lái xe: