Nhắc tới truyện thơ Nôm bác học, ngoài những tác phẩm nổi tiếng của một thời vang bóng ở thế kỉ XVIII – XIX như: Nhị độ mai, Sơ kính tân trang, Lục Vân Tiên… thì chúng ta không thể không nhắc tới “Truyện Kiều” của Nguyễn Du. Có thể nói, với tác phẩm “Truyện Kiều”, Nguyễn Du đã đưa thể loại truyện thơ Nôm bác học lên một tầm cao mới, đạt tới trình độ mẫu mực, bậc thầy về nghệ thuật, góp phần hoàn thiện và làm giàu đẹp, phong phú hơn ngôn ngữ của dân tộc. Và đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” chính là một mình chứng tiêu biểu cho bút pháp “tả cảnh ngụ tình” độc đáo của nhà thơ.
Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích nằm ở phần thứ hai “Gia biến và lưu lạc”. Sau khi biết mình bị lừa vào chốn lầu xanh, Kiều uất ức định tự vẫn. Tú Bà sợ mất đi món hàng quý, bèn lựa lời khuyên giải, dụ dỗ. Mụ vờ quan tâm, hứa hẹn khi nàng bình phục, sẽ gả cho người tử tế. Sau đó người đàn bà thâm hiểm này đưa Kiều ra giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, đợi thực hiện âm mưu mới. 8 câu thơ cuối đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là bức tranh tâm trạng đớn đau, tuyệt vọng của Thúy Kiều khi mới bước vào đời.
Đoạn trích giữa hai biến cố đau xót. Đây là những biến cố giúp ta hiểu những bàng hoàng tê tái và sự lo âu về tương lai của Kiều. Ngày ngày nàng luôn ôm nỗi nhớ thương gia đình, xót xa cho chàng Kim vẫn ngày đêm chờ đợi. Thương cho cha mẹ ngày đêm ngóng trông. Song thân tuổi già hiu quạnh k có người chăm sóc mà nàng xót xa trong lòng. Thấy thương cho chàng Kim Trọng đang “rày trông mai chờ” mòn mỏi. Càng suy nghĩ nàng càng cảm thấy đau đớn và tuyệt vọng. Nỗi buồn càng trở nên đau đớn khi được tác giả viết qua 8 câu thơ:
“Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”
Nguyễn Du đã lấy khung cảnh thiên nhiên qua đó cũng ẩn chứa những nỗi buồn man mác của Kiều. Chỉ với 8 dòng câu thơ lục bát đại thi hào đã dựng lên những bức tranh đặc sắc. Khởi đầu cho mỗi bức tranh là điệp từ “Buồn trông”. Điệp ngữ ấy được lặp lại 4 lần tạo âm hưởng trầm buồn. “Buồn trông” đã trở diễn tả nỗi buồn man mác đang dâng lên trog lòng Kiều. Mỗi bức tranh là hình ảnh ẩn dụ cho một trạng thái tâm lý của Kiều khi bị giam lỏng. Mở đầu cho bức tranh là cặp câu thơ thứ nhất:
“Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?”
Từ trên lầu cao rõi mắt ra xa nàng thấy giữa không gian mênh mông của cửa bể lúc chiều hôm là 1 cánh buồm thấp thoáng gợi ra hình ảnh hành trình lưu lạc k biết đâu là bến bờ. Hai từ láy”thấp thoáng” và “xa xa” gợi tả một bức tranh thiên nhiên đơn điệu, buồn chán qua đó thể hiện cảm xúc buồn chán trc cảnh thiên nhiên. Cảnh vật được mở ra với cảnh cửa bề chiều hôm. Cánh buồm xa xa thấp thoáng thoáng lúc ẩn lúc hiện cx chính là hình ảnh ẩn dụ về cuộc sống lẻ loi, đơn độc. Dõi theo cánh buồm ấy Thúy Kiều như muốn theo về với gia đình, quê hương. Nó như một niềm hi vọng, niềm mong mỏi được đoàn tụ với gia đình. Nhưng càng hoài vọng càng thấy xa vời. Tác giả đã khéo léo diễn tả tâm trạng bất lực của Kiều trước nghịch cảnh. Đến bức tranh thứ hai, đại thi hào đã dựng nên cảnh dòng nước với đóa hóa trôi. Cảnh vật được nhìn bằng ánh mắt sầu não:
“Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu?”
Điểm nhìn của nàng đã được kéo lại gần hơn với hình ảnh cánh hoa trôi trên mặt nước chao đảo, dập dềnh, k biết sẽ trôi về đâu. “cánh hoa” là cách nói ẩn dụ,tượng trưng kết hợp với từ láy man mác cùng vs nghệ thuật nhân hóa gợi lên thân phận nhỏ bé, mỏng manh,lênh đênh trôi dạt trên dòng đời vô định ko bt đi đâu về đâu. Số kiếp của cánh hoa hay cũng chính là số kiếp của đời Kiều. Càng nghĩ càng thêm đáng sợ, tuổi xuân cao quý cũng sẽ bị cuộc đời vùi dập tan tành.Câu hỏi tu từ:”Hoa trôi man mác biết là về đâu?” như chạm vào nơi sâu thẳm trái tim người đọc.Qua bức tranh này Ng~Du muốn nói với chúng ta rằng Kiều đang rất băn khoăn và lo lắng cho tương lai của mình. Đó là một tương lai vô định, càng nghĩ ngợi càng thấy mờ mịt. Càng nhìn xa càng thấy mịt mờ. Dưới