Thư viện tài liệu học tập, tham khảo online lớn nhất
Trang chủ: https://tailieu.com/ | Email: [email protected] | https://www.facebook.com/KhoDeThiTaiLieuCom
Soạn văn lớp 8:
Bài Ngắm trăng
Câu 1 (trang 38 SGK Ngữ Văn lớp 8 Tập 2):
Nhận xét các câu thơ dịch: Các câu thơ dịch và phiên âm có sự khác nhau
- Câu thơ thứ 2: “nại nhược hà?/khó hững hờ
+ “Nại nhược hà?”nghĩa là Biết làm thế nào?: Diễn tả sự bối rối, xốn xang.
+ “khó hững hờ”: thể hiện sự bình thản của chủ thể.
- Hai câu thơ cuối cũng chưa sát với phiên âm.
+ “nhòm” và “ngắm”: hai từ đồng nghĩa, khiến cho lời dịch không bảo đảm được sự cô
đúc của ý tứ và thể thơ.
+ “nhòm” trong phiên âm là “khán”: bản dịch làm mất đi sự nhã nhặn, ý tứ cô đúc của
bản nguyên tác.
Câu 2 (trang 38 SGK Ngữ Văn lớp 8 Tập 2):
- Hoàn cảnh ngắm trăng của Bác: Bị giam giữ trong tù.
- Bác nói “trong tù không rượu cũng không hoa” vì: Ngắm trăng là thú vui tao nhã.
Ngắm trăng thường đi đôi với uống rượu, làm thơ. Nhưng ở hoàn cảnh của Bác thì điều
đó là không thể.
- Tâm trạng của Bác trước cảnh trăng đẹp:
+ Hoàn cảnh: ngục tù
Tâm thế: Ngắm trăng và thốt lên “nại nhược hà”?
⇒
Tâm trạng xốn xang, rung động mãnh liệt trước vẻ đẹp của thiên nhiên. Tâm hồn
người tù không bị vướng bận bởi những những thiếu thốn, khó khăn mà hòa hợp với
thiên nhiên.
Câu 3 (trang 38 SGK Ngữ Văn lớp 8 Tập 2):
- Trong hai câu thơ cuối của bài thơ chữ Hán, sự sắp xếp các từ nhân (và thi gia), song,
nguyệt (và minh nguyệt) có sự đăng đối:
+ Đối ý: Giữa người và trăng có sự tương giao, hòa hợp
+ Chữ "song" ở giữa cặp từ ”nhân”/ “minh nguyệt”- “nguyệt”/ “thi gia”: Song sắt giam
nổi tâm hồn yêu cái đẹp của người tù có tâm hồn thi sĩ, cũng không thể ngăn cái đẹp đến
với thi nhân ấy.
- Sự sắp xếp như vậy và việc đặt hai câu dưới dạng đối nhau có hiệu quả nghệ thuật:
+ Biện pháp nhân hóa: trăng trở thành người bạn tri âm tri kỷ của người tù.
Câu 4 (trang 38 SGK Ngữ Văn lớp 8 Tập 2):
Để tải trọn bộ chỉ với 50k, vui lòng liên hệ qua Zalo 0898666919 hoặc Fb: Hương Trần