Để quá trình tiếp thu kiến thức mới trở nên dễ dàng và đạt hiệu quả nhất, trước khi bắt đầu bài học mới các em cần có sự chuẩn bị nhất định qua việc tổng hợp nội dung kiến thức lý thuyết trọng tâm, sử dụng những kiến thức hiện có thử áp dụng giải các bài tập ứng dụng, trả lời câu hỏi liên quan. Dưới đây chúng tôi đã soạn sẵn Lời giải Hóa 11 Bài 26: Xicloankan đầy đủ nhất, giúp các em tiết kiệm thời gian. Nội dung chi tiết được chia sẻ dưới đây.
1. Bài 26: Xicloankan
1.1. Bài tập ứng dụng
Bài 1 (trang 120 SGK Hóa 11):
Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Xicloankan chỉ có khả năng tham gia phản ứng cộng mở vòng.
B. Xicloankan chỉ có khả năng tham gia phản ứng thế.
C. Mọi xicloankan đều có khả năng tham gia phản ứng thế và phản ứng cộng.
D. Một số xicloankan có khả năng tham gia phản ứng cộng mở vòng.
Hướng dẫn giải chi tiết:
- Đáp án D
- Ví dụ một số xicloankan (như xiclopropan, xiclobutan) cho phản ứng cộng mở vòng
Bài 2 (trang 120 SGK Hóa 11):
Khi sục khí xicloankan vào dung dịch brom thì có hiện tượng nào sau đây?
A. Màu dung dịch không đổi.
B. Màu dung dịch đậm lên.
C. Màu dung dịch bị nhạt dần.
D. Màu dung dịch từ không màu chuyển sang màu nâu đỏ.
Hãy chọn đáp án đúng
Hướng dẫn giải chi tiết:
- Đáp án C
- Vì xicloankan có phản ứng cộng với Br2 nên màu dung dịch Br2 nhạt dần
Bài 3 (trang 121 SGK Hóa 11):
Viết các phương trình hóa học của phản ứng xảy ra khi:
a. Sục khí xiclopropan vào trong dung dịch brom.
b. Dẫn hỗn hợp xiclopropan, xiclopentan và hidro đi vào trong ống có bột niken, nung nóng.
c. Đun nóng xiclohexan với brom theo tỉ lệ 1:1.
Hướng dẫn giải chi tiết:
Bài 4 (trang 121 SGK Hóa 11):
Trình bày phương pháp hóa học phân biệt hai khí không màu propan và xiclopropan đựng trong các bình riêng biệt.
Hướng dẫn giải chi tiết:
Cho hai khí không màu đó tác dụng với dung dịch nước brom, khí nào dung dịch nước brom nhạt màu thì đó là xiclopropan, khí nào không làm dung dịch nước brom nhạt màu thì đó là propan
Bài 5 (trang 121 SGK Hóa 11):
Xicloankan đơn vòng X có tỉ khối so với nitơ bằng 2,0. Lập công thức phân tử của X. Viết phương trình hóa học (ở dạng công thức cấu tạo) minh họa tính chất hóa học của X, biết rằng X tác dụng với H2 (xt Ni) chỉ tạo ra một sản phẩm.
Hướng dẫn giải chi tiết:
Gọi CTPT của xicloankan đơn vòng X cần tìm là C2H2n+2 (n ≥ 3)
MCnH2n = 2MN2 = 2.28 = 56 ⇒ 14n = 56 ⇒ n = 4 ⇒ C4H8
Vì X tác dụng với H2 (xúc tác Ni) chỉ tạo ra một sản phẩm nên CTCT của X là:
PTHH minh hoạ cho tính chất hoá học của X là:
1. Phản ứng thế :
2. Phản ứng cộng:
3. Phản ứng oxi hoá: C4H8 + 6O2 → 4CO2 + 4H2O
1.2. Lý thuyết trọng tâm:
I. Cấu trúc, đồng phân, danh pháp
1. Cấu trúc phân tử của 1 số xicloankan
- Xicloankan là những hidrocacbon mạch vòng.
- Monoxicloankan là những xicloankan có 1 vòng (đơn vòng), có công thức chung là CnH2n (n ≥ 3).
- Ở phân tử xicloankan, các nguyên tử cacbon không cùng nằm trên cùng một mặt phẳng (trừ xiclopropan).
2. Đồng phân, tên gọi
a. Cách viết đồng phân mạch vòng
Viết vòng tối đa số nguyên tử C, sau đó giảm dần số nguyên tử C mạch vòng và thêm nhánh.
Lưu ý: Có cả các đồng phân mạch nhánh.
b. Cách gọi tên
Số chỉ vị trí mạch nhánh (nếu có nhiều nhánh) + tên nhánh + xiclo + tên mạch chính + an
Mạch chính là mạch vòng. Đánh số sao cho tổng các số chỉ vị trí các mạch nhánh là nhỏ nhất.
Ví dụ: Viết các đồng phân ứng với công thức C6H12:
II. Tính chất vật lí
- Không màu.
- Không tan trong nước, tan trong dung môi hữu cơ.
III. Tính chất hóa học
1. Phản ứng cộng mở vòng của xiclopropan và xiclobutan
- Xiclopropan và xiclobutan cho phản ứng cộng mở vòng.
Chú ý:
- Các xicloankan vòng nhỏ (3C - 4C) khi tham gia phản ứng thế thường cộng mở vòng.
2. Phản ứng thế
- Các xicloankan từ 5C trở lên cho phản ứng thế như ankan.
3. Phản ứng oxi hóa
- Xicloankan có tính chất hóa học tương tự ankan (phản ứng thế, phản ứng cháy, ...)
Ví dụ:
IV. Ứng dụng và điều chế
1. Ứng dụng
- Sử dụng làm nhiên liệu.
- Làm dung môi hữu cơ, làm nguyên liệu để điều chế chất khác.
2. Điều chế
* Tách H2 từ ankan tương ứng:
CH3(CH2)4CH3 → H2 + C6H12
* Tách Br2 từ dẫn xuất 1,n - đibromankan (n > 2):
CnH2nBr2 + Zn → CnH2n + ZnBr2
1.3. Bộ câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Hợp chất (CH3)2CHCH2CH3 có tên gọi là
A. neopentan
B. 2-metylbutan
C. isobutan
D. 1,2-đimetylpropan.
Câu 2: Khi được chiếu sáng, hiđrocacbon nào sau đây tham gia phản ứng với clo theo tỉ lệ mol 1: 1, thu được ba dẫn xuất monoclo là đồng phân cấu tạo của nhau?
A. isopentan
B. pentan
C. pentan
D. butan.
Câu 3: Hiđrocacbon mạch hở X trong phân tử chỉ chứa liên kết σ và có hai nguyên tử cacbon bậc ba trong một phân tử. Đốt cháy hoàn toàn một thể tích X sinh ra 6 thể tích CO2 (ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). khi cho X tác dụng với Cl2 (theo tỉ lệ số mol 1 : 1), số dẫn xuất monoclo tối đa sinh ra là
A. 3
B. 4
C. 2
D. 5.
Câu 4: Hai ankan X và Y kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, có tổng khối lượng phân tử bằng 74. X và Y lần lượt là
A. propan, butan
B. etan, propan
C. metan, etan
D. metan, butan.
Câu 5: Khi cho ankan X (trong phân tử có phần trăm khối lượng cacbon bằng 83,72%) tác dụng với clo theo tỉ lệ số mol 1 : 1 (trong điều kiện chiếu sáng) chỉ thu được 2 dẫn xuất monoclo đồng phân của nhau. Tên của X là
A. 2-metylpropan
B. 2,3-đimetylbutan
C. butan
D. 3-metylpentan.
Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn 3,6 gam ankan X, thu được 5,6 lít CO2 (đktc). Công thức phân tử của X là
A. C3H8
B. C4H10
C. C5H10
D. C5H12.
Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm hai hiđrocacbon kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng thu được 2,24 lít CO2 (đktc) và 3,24 gam H2O. hai hiđrocacbon trong X là
A. C2H6 và C3H8
B. CH4 và C2H6 .
C. C2H2 và C3H4
D. C2H4 và C3H6
Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít hỗn hợp X (đktc) gồm CH4, C2H6 và C3H8 thu được V lít khí CO2(đktc) và 6,3 gam H2O. Giá trị của V là
A. 5,60
B. 7,84
C. 4,48
D. 10,08.
Đáp án chi tiết:
1. B 2. B 3. C 4. B 5. B 6. D 7. B 8. A
Câu 4:
MX + MY = 74 → MX + (MX + 14) = 74 → MX = 30 (C2H6)
MY = 44 (C3H8) → etan, propan.
Câu 5:
Đặt CTPT X là CnH2n+2
=> 12n /(14n+2) .100% = 83,27% => n = 6 → CTPT: C6H14
Câu 6:
Đặt CTPT X là CnH2n+2
=> 3,6n/(14n+2) = 5,6/22,4 => n = 5 → CTPT: C5H12
Câu 8:
nX = 0,1 mol; nH2O = 0,35 mol
nX = nH2O - nCO2 => nCO2 = 0,35 - 0,1 = 0,25 mol
→ V = 22,4.0,25 = 5,6 lít
2. File tải hướng dẫn soạn Hóa 11 Bài 26: Xicloankan:
Hướng dẫn soạn Hóa 11 Bài 26: Xicloankan file DOC
Hướng dẫn soạn Hóa 11 Bài 26: Xicloankan file PDF
Hy vọng tài liệu sẽ hữu ích cho các em học sinh và quý thầy cô giáo tham khảo.
►Ngoài ra các em học sinh và thầy cô có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu hữu ích hỗ trợ ôn luyện thi môn hóa như đề kiểm tra học kì, 1 tiết, 15 phút trên lớp, hướng dẫn giải sách giáo khoa, sách bài tập được cập nhật liên tục tại chuyên trang của chúng tôi.
Không thẻ bỏ qua các nhóm để nhận nhiều tài liệu hay 1. Ngữ văn THPT 2. Giáo viên tiếng anh THCS 3. Giáo viên lịch sử 4. Giáo viên hóa học 5. Giáo viên Toán THCS 6. Giáo viên tiểu học 7. Giáo viên ngữ văn THCS 8. Giáo viên tiếng anh tiểu học 9. Giáo viên vật lí Để tải trọn bộ chỉ với 50k, vui lòng liên hệ qua Zalo 0898666919 hoặc Fb: Hương Trần