Thư viện tài liệu học tập, tham khảo online lớn nhất
Trang chủ: https://tailieu.com/ | Email: [email protected] | https://www.facebook.com/KhoDeThiTaiLieuCom
Soạn văn lớp 9:
Bài Cố hương
Tóm tắt:
Với chuyến về quê cuối cùng để dọn nhà đi nơi khác làm ăn sinh sống, nhân vật
tôi đau xót nhận ra những thay đổi ghê gớm của làng quê. Từ đó, nhân vật tôi đã
lật xới lên những vấn đề bức xúc của xã hội Trung Hoa bấy giờ. Ông chỉ cho mọi
người thấy xã hội phân chia giai cấp là do con người tạo ra. Để không còn thảm
cảnh ấy nữa nhất thiết phải xây dựng một xã hội mới, trong đó con người với con
người là bình đẳng. Khi cùng gia đình tạm biệt làng quê cũ, nhân vật tôi hi vọng
mọi người sẽ có một tương lai tươi sáng hơn.
Bố cục:
- Phần 1 (từ đầu...làm ăn sinh sống): Hành trình trở về quê của nhân vật tôi.
- Phần 2 (tiếp... đi sạch trơn): Con người và quê hương trong quá khứ - hiện tại.
- Phần 3 (còn lại): Suy nghĩ của nhân vật tôi trên đường ra đi.
Đọc hiểu văn bản
Câu 2 (trang 218 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
- Các nhân vật: Người mẹ, nhân vật tôi, cháu Hoàng, Nhuận Thổ, thím Hai
Phương, Thủy Sinh.
- Nhân vật chính: Nhân vật tôi và Nhuận Thổ.
- Nhân vật trung tâm: Nhân vật Nhuận Thổ, bởi vì thông qua nhân vật này nhà văn
thể hiện mọi sự thay đổi của làng quê.
Câu 3 (trang 218 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
- Nghệ thuật làm nổi bật sự thay đổi của nhân vật Nhuận Thổ: So sánh tương phản
quá khứ và hiện tại: Cậu bé nhanh nhẹn, thông minh, tiểu anh hùng – cố nông già
nua, nghèo khó, đông con.
Để tải trọn bộ chỉ với 50k, vui lòng liên hệ qua Zalo 0898666919 hoặc Fb: Hương Trần