Đọc văn:
SÓNG (tiết 2)
- Xuân Quỳnh -
A. Mức độ cần đạt: Giúp h/s:
- Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn và niềm khao khát hạnh phúc của người phụ nữ đang yêu; Thấy được đặc sắc nghệ thuật trong cấu tứ, xây dựng hình ảnh, nhịp điệu, ngôn từ.
- Kĩ năng đọc hiểu một bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại.
- Giáo dục học sinh hiểu sâu sắc về giá trị của tình yêu và vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ khi yêu.
- Phát triển năng lực tư duy logic, trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về ý nghĩa của văn bản, năng lực tạo lập văn bản về nội dung và nghệ thuật của văn bản, năng lực tự học.
B. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Bài mới:
- Lời vào bài: Ở tiết học trước, các em đã được tìm hiểu về cuộc đời cũng như phong cách thơ Xuân Quỳnh cũng như tìm hiểu những cung bậc đầu tiên của Sóng cũng là những cung bậc đầu tiên của người con gái. Xuân Quỳnh đã thay lời tất cả chúng ta nói về những trạng thái tình cảm tưởng chừng như mâu thuẫn đối lập nhau trong trái tim người phụ nữ mang theo tất cả những đặc điểm và trạng thái tâm lý đang khao khát tình yêu. Đứng trước biển mênh mông, tâm hồn người phụ nữ băn khoăn đi tìm khởi nguồn của tình yêu nhưng rồi nhận ra rằng tình yêu là một ẩn số không thể cắt nghĩa. Nghĩa là nhân vật trữ tình xưng em không còn bồng bột mà khá chín chắn, có sự can thiệp của lí trí, nhưng nhà toán học Pascan đã từng nói: ”Trái tim có những lý lẽ riêng mà lí trí không thể nào hiểu nổi”. Thần tình yêu là một kẻ mù lòa nhưng sẽ dẫn đúng đường cho những con tim khao khát yêu thương chân thành đến bến bờ hạnh phúc. Chúng ta sẽ tìm hiểu luận điểm tiếp theo trong phần 1.
Hoạt động của giáo viên: | Yêu cầu cần đạt: |
*Hoạt động 1: Tìm hiểu chung . *Hoạt động 2: Đọc – hiểu văn bản. - H/s làm việc cá nhân và trình bày trước lớp. - GV nhận xét, chốt lại ý cơ bản. - Phát triển năng lực cảm thụ văn bản văn chương. - GV đọc lại bài thơ “Sóng” (bảng phụ) - Nhìn vào tổng thể kết cấu của bài thơ, em nhận thấy có điều gì đặc biệt ? -> Khổ thơ thứ năm nằm ở giữa bài thơ duy nhất có 6 câu. - Khổ thơ thứ năm đã chuyển tải trạng thái cảm xúc nào của tình yêu? - Đã có những vần thơ tuyệt diệu viết về nỗi nhớ, nỗi tương tư của tình yêu, em hãy cho một vài ví dụ chứng minh? ( Tích hợp kiến thức về văn học dân gian, thơ ca về tình yêu đôi lứa) - HS trả lời, GV liên hệ bổ sung. - Với Xuân Quỳnh, nỗi nhớ trong tình yêu được thể hiện bằng những hình tượng và thủ pháp nghệ thuật nào? - Phân tích hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ ấy? - GV bình - Đã sử dụng biện pháp ẩn dụ thể hiện nỗi nhớ qua hình tượng “con sóng nhớ bờ”, nhưng tại sao Xuân Quỳnh lại tiếp tục khẳng định nỗi nhớ ở 2 câu tiếp theo? Điều đó cho em cảm nhận gì về tâm hồn người phụ nữ khi yêu? (GV liên hệ với thơ Xuân Diệu để thấy được nét hiện đại của Xuân Quỳnh)
- GV bình sâu để thấy được vẻ đẹp vừa truyền thống vừa hiện đại của người phụ nữ trong khổ thơ này.
- Không chỉ gắn liền với nỗi nhớ, một tình yêu chân chính còn có biểu hiện quan trọng nào? (Tích hợp GDCD bài Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình) - Xưa nay, nỗi nhớ luôn gắn liền với thời gian vô tận và không gian vô cùng, Xuân Quỳnh nói đến không gian “Dẫu xuôi về phương bắc, Dẫu ngược về phương nam” cách nói có gì khác lạ? Hiệu quả nghệ thuật của cách nói ấy?
- GV bình vẻ đẹp của người phụ nữ khi yêu: thủy chung, vượt qua mọi khó khăn thử thách với tấm lòng nhân hậu, bao dung.
- Dẫu cuộc đời và tình yêu vẫn còn nhiều trắc trở, vẫn lắm trái ngang, nhưng người phụ nữ vẫn luôn hướng về phương anh, bởi họ luôn có thái độ như thế nào về một tình yêu chân chính? -> niềm tin - Qua hình tượng sóng và em, lúc đan cài, khi phân thân để tự biểu hiện, hãy nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ khi yêu? - GV bình. - GV chuyển ý:
- Gọi HS đọc khổ thơ 8, nêu cảm nhận về giọng điệu của khổ thơ này? - Xuân Quỳnh đối với tình yêu nồng nhiệt, đằm thắm, thiết tha nhưng tại sao bỗng nhiên chùng lại trong khổ thơ này? => Cho HS liên hệ với cuộc đời và phong cách thơ Xuân Quỳnh: tâm hồn người phụ nữ hồn nhiên, tươi tắn, chân thành nhưng nhiều trắc ẩn, băn khoăn, day dứt… của một người nếm trải nhiều thiệt thòi, đau khổ trong tình yêu. - GV bình - Nhưng càng lo âu, phấp phỏng, càng day dứt trăn trở thì khát vọng tình yêu lại càng bùng lên mãnh liệt. Đó là khát vọng nào? - Tại sao Xuân Quỳnh lại khát khao hóa thân vào những con sóng? - Đặt bài thơ trong hoàn cảnh ra đời của nó, em hiểu “biển lớn tình yêu” là gì ? ( Tích hợp kiến thức lịch sử, xã hội) - Cảm nhận của em về vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ khi gắn kết tình yêu cá nhân với tình yêu cuộc đời, tình yêu quê hương đất nước với khát vọng hóa thân để vĩnh cửu hóa tình yêu? - GV bình - Qua bài thơ, em có nhận thức gì về tình yêu ?Làm thế nào để có được tình yêu chân chính?(Tích hợp GDCD bài Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình, Giáo dục kỹ năng sống) => Biết trân trọng giá trị của tình yêu, yêu hết mình, chung thủy và vững tin ở tình yêu, vượt lên trên mọi khó khăn, thử thách. - GV giới thiệu sách tham khảo để HS tìm đọc. * Hoạt động 3: Tổng kết. - H/s làm việc cá nhân và trình bày trước lớp. - GV nhận xét, chốt lại ý cơ bản. - Phát triển năng lực khái quát, tổng hợp.
- Em hãy khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ? | I. Tìm hiểu chung: II.Đọc – hiểu văn bản: 1. Sóng – những cung bậc của tình yêu: a/ Sóng – những trạng thái đối lập của tình yêu ( khổ 1,2) b/ Sóng – cội nguồn của tình yêu:( khổ 3, 4) c/ Sóng – hạnh phúc của tình yêu: (khổ 5,6,7) - Tình yêu luôn gắn liền với nỗi nhớ :
+ Điệp ngữ, ẩn dụ, nhân hóa: ”Con sóng nhớ bờ, ngày đêm không ngủ” -> Nỗi nhớ da diết, khắc khoải chiếm lĩnh cả không gian và thời gian. + Cách nói cường điệu: ”Em nhớ đến anh” – ”trong mơ còn thức” -> Bộc bạch trực tiếp, chân thành, thẳng thắn về nỗi nhớ mãnh liệt, cồn cào. => Vừa hóa thân vào sóng, vừa phân thân trực tiếp thể hiện nỗi nhớ => vừa kín đáo, ý nhị vừa mạnh mẽ, bộc trực. - Tình yêu gắn liền với tấm lòng thủy chung, son sắt: + cách nói ngược: xuôi Bắc ngược Nam + Đối lập: xuôi – ngược, Nam - Bắc + Lặp cấu trúc cú pháp: ”Dẫu.....” -> Khó khăn, trở ngại, trắc trở => thủy chung, kiên định ”hướng về anh” => Vẻ đẹp nhân hậu, bao dung của người phụ nữ trong tình yêu. - Vững tin vào tình yêu sẽ vượt qua mọi thử thách của đời thường để đến bến bờ hạnh phúc: ”con nào chẳng tới bờ...”
* Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ : vừa truyền thống vừa hiện đại.
2. Sóng – ý nghĩa cao đẹp của tình yêu: (khổ 8, 9) - Giọng thơ trầm lắng, suy tư: + Quan hệ từ: ... tuy ... vẫn ..., ... dẫu ... vẫn ... + Không gian, thời gian: vô hạn >< cuộc đời: hữu hạn -> đối lập => Âu lo, trăn trở về sự hữu hạn của đời người và sự mong manh của hạnh phúc.
- Khát vọng tình yêu: ”tan ra...trăm con sóng nhỏ” -> hi sinh, hóa thân => Khao khát sẻ chia, hòa nhập vào cuộc đời, khát khao sống hết mình cho tình yêu, bất tử với tình yêu
* Vẻ đẹp mang tính nhân văn sâu sắc của tâm hồn người phụ nữ đang yêu
III.Tổng Kết 1.Nội dung: Là một bài thơ hay về tình yêu và vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ đang yêu. 2.Nghệ thuật: - Sáng tạo trong xây dựng hình tượng sóng – em. - Vận dụng linh hoạt thể thơ 5 chữ. - Cách gieo vần, ngắt nhịp độc đáo, giàu sức liên tưởng. - Hình ảnh ẩn dụ, nhân hóa, giọng thơ tha thiết, cảm xúc chân thành. |