Tài Liệu Ôn Thi Học Sinh Giỏi Môn Ngữ Văn Lớp 10
Đề bài :”Lời thơ dân gian không những sẽ bước đầu cho ta làm quen với tâm tư tình cảm của
đồng bào ta xưa kia mà đồng thời sẽ còn giúp ta học được những cách nói năng tài tình
chính xác. Theo tôi, đối với một người Việt Nam mà thiếu những kiến thức này thì có thể xem
như là thiếu một trong những điều cơ bản.”
(Hoài Thanh, Một vài suy nghĩ về ca dao, Báo Văn nghệ, số 1,2-1-1982)
Qua một số bài ca dao đã học, đã đọc, anh (chị) hãy giải thích và làm sáng tỏ ý kiến trên
Hướng dẫn :
1.
Dẫn dắt, giới thiệu ý kiến
2.
Giải thích ý kiến của Hoài Thanh
+Lời thơ dân gian
-Trong văn học dân gian có rất nhiều thể loại tập trung thể hiện đời sống của người dân xưa.
-Trong đó, ca dao là thể loại trữ tình bằng văn vần, diễn tả đòi sống nội tâm của con người.
Nói cách khác, ca dao là thơ trữ tình dân gian truyền thống.
-Lời thơ dân gian là nói đến ca dao
+Làm quen với tâm tư tình cảm của đồng bào ta xưa kia
-Ca dao là tiếng nói tâm hồn sâu lắng, tha thiết của đồng bào ta xưa kia.
-Trong ca dao, tất cả những nỗi niềm cảm xúc của nhân dân ta đều được bộc lộ. Đó là tiếng
nói của tình yêu đôi lứa, là những lời than thân trách phận, là tiếng cười vừa hài hước, vừa
sâu cay, là mơ ước, là hi vọng, chờ đợi…
-Đọc và tìm hiểu ca dao, người đọc sẽ cảm nhận được tất cả những cung bậc cảm xúc đó
trong đời sống tinh thần của người xưa.
+Học được cách nói năng tài tình, chính xác
-Trong văn học dân gian cũng như trong ca dao ngôn ngữ được sử dụng chủ yếu là lời ăn
tiếng nói hằng ngày giản dị, nôm na của những người lao động.
-Song cách nói năng ấy không phải không tài tình chính xác. Đó là cách nói xa vời, bay bổng
khi thể hiện một tình yêu thầm kín, là cách nói đầy hình ảnh khi bộc bạch tâm trạng xót xa
cho thân phận nghèo, là cách nói hóm hỉnh khi giễu cợt, đả
kích… ‘ị
-Cách nói năng đó đã giúp người đọc ca dao có thêm những kinh nghiệm quý báu írong việc
sử dụng ngôn ngữ dân tộc.
+Thiếu một trong những điều cơ bản
1
Để tải trọn bộ chỉ với 50k, vui lòng liên hệ qua Zalo 0898666919 hoặc Fb: Hương Trần