CHUYÊN ĐỀ LÝ LUẬN VĂN HỌC VÀ ỨNG DỤNG
Chuyên đề 1 : NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA TÁC PHẨM VĂN HỌC
I. VĂN HỌC LÀ GÌ ?
- Văn học là hình thái ý thức xã hội, môn nghệ thuật nhưng khác với các ngành khác nhờ
đặc trưng chất liệu sáng tác văn học : ngôn từ. Ngôn ngữ văn học có tính hình tượng, được
sắp xếp theo một tổ chức nhất định để ngôn từ phát huy giá trị của nó, đồng thời có tính
chuẩn mực ( hàm súc và cô đọng, đa nghĩa, biểu cảm ).
- Ngôn ngữ văn học tạo nên tác phẩm và gây hiệu quả thẩm mĩ cho văn bản. Nhưng, giá trị
của ngôn từ chỉ đạt giá trị tối đa khi nó được dùng đúng chỗ, đúng văn cảnh.
- Văn học là gì ? là bộ môn nghệ thuật, lấy con người làm đối tượng nhận thức trung tâm,
lấy hình tượng làm phương thức biểu đạt nội dung và lấy ngôn từ làm chất liệu xây dựng
hình tượng.
II. ĐẶC TRƯNG CỦA TÁC PHẨM VĂN HỌC
*/ Tác phẩm văn học là bức tranh sinh động về đời sống và con người. Qua bức tranh
đó, người viết luôn muốn gửi gắm những tình cảm, tư tưởng và thể hiện thái độ của
mình trước cuộc sống.
Văn học nhận thức, phản ánh đời sống theo quy luật của cái đẹp nhằm thỏa mãn
những nhu cầu về tình cảm vô cùng phong phú của con người. Dù các tác phẩm không trực
tiếp miêu tả con người (như ngụ ngôn .. ) nhưng con người vẫn là trung tâm mà văn học
hướng tới .
Tác phẩm văn học là sự kết hợp giữa khách quan ( hiện thực đời sống ) và chủ quan
( tình cảm người viết ). Nhà văn không chỉ tái hiện lại những chi tiết của đời sống mà mình
mắt thấy tai nghe, mà qua đó còn muốn nói một điều gì mới mẻ, lớn lao hơn. Cái đẹp của
nghệ thuật trước hết nằm ở hiện thực được phản ánh. Điều thu hút độc giả chính là sự chân
thật. Sự chân thật ấy nằm ở đời sống vì độc giả chỉ tin vào những điều có thực và gần với
cuộc đời họ mà thôi. “Một nhà văn không thành thực không bao giờ là nhà văn có giá trị.
Nhưng không phải cứ thành thực là trở nên nghệ sĩ. Nhưng nghệ sĩ không thành thực chỉ
là một người thợ khéo tay thôi” ( Thạch Lam ). Dù văn học phản ánh hiện thực nhưng nó
không phải là bản sao chép nô lệ hiện thực. Nhà văn không phải là mật thám cuộc đời hay
là tên hề lóc cóc chạy theo đuôi đời sống. Qua những điều mình mắt thấy tai nghe, nhà văn
còn thâm nhập, cắt nghĩa hiện thực theo cách của riêng mình, từ đó nâng lên thành những
giá trị có tính chất phổ quát. Thế giới nứt làm đôi, vết nứt xuyên qua con tim nhà thơ. Nỗi
đau ấy, khi đến với chúng ta đã nhuốm máu” người nghệ sĩ. Cái độc giả cần không phải
là hiện thực được phản ánh một cách xuôi chiều, khách quan ( vì ai sống trong thời đó
cũng biết cả rồi ) mà từ tác phẩm của nhà văn, họ muốn hiểu thêm bản chất của thời đại mà
họ đang sống và những tư tưởng, triết lý được nhà văn chung đúc và tổng hợp nên từ cuộc
sống này. Những tác phẩm lớn không chỉ đem cho ta cái nhìn khái quát về thời cuộc mà
còn cho ta hiểu thêm về lẽ đời, về con người, về xã hội mà ta đang sống. Những tác phẩm
ấy khiến độc giả phải nghiền ngẫm, suy nghĩ để thấu hiểu những điều mà nhà văn viết
trong đó, từ đó tác phẩm mới neo lại trong trái tim người đọc. Từ những yêu ghét, ngợi ca
hay phê phán của bản thân về thời đại, nhà văn cũng làm cho người đọc đồng cảm, có
những suy nghĩ giống mình. Hơn cả trách nhiệm nhà văn, họ còn mang trách nhiệm cứu rỗi
1
Để tải trọn bộ chỉ với 50k, vui lòng liên hệ qua Zalo 0898666919 hoặc Fb: Hương Trần