NĂM HỌC 2020 – 2021
===============
CHỦ ĐỀ 1 – VĂN 9:
CHỦ ĐỀ: TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU
( Thời lượng: 8 tiết , từ tiết 4 - đến tiết 12)
1.Mục tiêu chủ đề:
1.1. Kiến thức:
- Hiểu tác giả Nguyễn Du: cuộc đời và sự nghiệp văn học.
- Hiểu được giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của Truyện Kiều.
- Hiểu được giá trị của các đoạn trích: Chị em Thúy Kiều, Kiều ở lầu Ngưng Bích.
- Hiểu, cảm nhận được những nét đặc sắc nghệ thuật của truyện và trong từng trích đoạn: tả cảnh ngụ tình, ước lệ tượng trưng…..
- Biết đọc- hiểu truyện trung đại theo đặc trưng thể loại
- Nắm được các nội dung chính của truyện.
- Thấy được vai trò, tác dụng của yếu tố miêu tả hành động, sự việc, cảnh vật và con người trong văn bản tự sự . Hiểu được vai trò của miêu tả nội tâm và mối quan hệ giữa nội tâm với ngoại hình trong khi kể chuyện.
1.2. Kĩ năng:
- Phân tích được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu.
- Biết bình giảng các câu thơ hay.
1.3. Thái độ:
- Tích cực học tập chủ đề.
2. Định hướng năng lực cần hướng tới.
- Năng lực tự học
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực sáng tạo
- Năng lực quản lí bản thân
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tác
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ tiếng viết
- Năng lực thưởng thức văn học
3. Bảng mô tả các mức độ đánh giá theo định hướng năng lực.
Nội dung | Các mức độ đánh giá | |||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng thấp | Vận dụng cao | |
Tác giả | - Nhớ được thông tin về tác giả. - Nhận biết được hoàn cảnh thời đại mà tác giả sống. | - Hiểu và phân biệt được sự sáng tạo của Nguyễn Du. - Hiểu ý nghĩa sâu sắc của truyện đối với đời sống con người, tên gọi tác phẩm |
| - Vận dụng hiểu biết về truyện Kiều để phân tích lí giải giá trị nội dung, nghệ thuật của các đoạn trích |
Giá trị nội dung | - Nhận diện được nội dung của truyện
| - Hiểu được hàm ý sâu xa của truyện ngụ ngôn, ý nghĩa truyện cười. - Hiểu những hiện tượng đáng phê phán trong xã hội; thái độ với những thói hư, tật xấu đó. | - Phân tích, trình bày suy nghĩ cảm nhận được nội dung ý nghĩa của các đoạn trích đã học. - Sưu tầm các bài truyện cùng chủ đề.
| - Trình bày được những suy nghĩ ,kiến giải riêng về giá trị nội dung của văn bản, từ đó tạo lập được một văn bản cảm nhận, suy nghĩ về truyện. - Kiến tạo những giá trị sống của bản thân góp phần giải quyết một vấn đề trong đời sống thực tiễn. |
Giá trị nghệ thuật | - Nhận diện được các hình thức nghệ thuật trong trích đoạn. - Nhận diện thể loại truyện. | - Hiểu được những nét đặc sắc và tác dụng của các hình thức nghệ thuật, cách thức diễn đạt trong những trích đoạn đã học. | - Vận dụng thông hiểu để tạo lập đoạn văn phân tích, cảm nhận những nét đặc sắc về nghệ thuật trong truyện | - So sánh cách diễn đạt của các câu chuyện cùng một chủ đề. - Chuyển thể văn bản truyện (vẽ tranh, kịch) |