Chuyên đề 1. VĂN HỌC HIỆN THỰC
A. Mục tiêu
1.Kiến thức: HS thấy được - Sự giống và khác nhau cơ bản của các truyện ký đã học về các phương diện thể loại, phương thức biểu đạt,nội dung,nghệ thuật. - Những nét độc đáo về nội dung và nghệ thuật của từng văn bản. - Đăc điểm của nhân vật trong các tác phẩm truyện. 2.Kỹ năng : - KNBH: Khái quát hệ thống hóa và nhận xét về tác phẩm văn học trên một số phương diện cụ thể .Cảm thụ nét riêng độc đáo của tác phẩm đã học. - Rèn KNS : Giao tiếp, lắng nghe, phản hồi, kĩ năng nhận thức vấn đề, kĩ năng xác định giá trị bản thân; suy nghĩ ,sáng tạo. 3 Thái độ : - Giáo dục lòng yêu thích văn học nước nhà. |
4. Phát triển năng lực: rèn HS năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề (phát hiện và phân tích được vẻ đẹp tác phẩm ), năng lực sáng tạo ( có hứng thú, chủ động nêu ý kiến), năng lực sử dụng ngôn ngữ khi nói; năng lực hợp tác khi thực hiện nhiệm vụ được giao trong nhóm; năng lực giao tiếp trong việc lắng nghe tích cực, thể hiện sự tự tin chủ động trong tiết học, năng lực thẩm mĩ trong việc chiếm lĩnh vẻ đẹp tác phẩm văn chương.
- Thái độ - Giáo dục đạo đức: lòng yêu thương con người, biết căm ghét các thế lực tàn bạo, biết rung cảm trước cuộc sống, nhớ về những kỉ niệm tuổi thơ, kỉ niệm mái trường, trân trọng vẻ đẹp của con người Việt Nam.
B. Chuẩn bị
- GV: Sơ đồ tư duy hệ thống kiến thức truyện kí Việt Nam; bảng phụ so sánh các văn bản, xây dựng kế hoạch dạy học.
- HS : trả lời câu hỏi ôn tập GV giao:
+ Lập sơ đồ tư duy với từ khoá “ truyện kí Việt Nam”
+ So sánh điểm giống khác nhau giữa ba văn bản: trong lòng mẹ, Tức nước vỡ bờ, Lão Hạc
+ Chỉ ra các chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong một văn bản
+ Phân tích lối viết văn chân thực, sinh động trong một văn bản
+ Phân tích lời văn tự sự giàu cảm xúc trong một văn bản
+Cảm nhận về một nhân vật VH ( giao theo nhóm)
C. Phương pháp, kĩ thuật
- Phương pháp vấn đáp, nhóm, nêu vấn đề, thuyết trình…
- Kĩ thuật: động não, viết sáng tạo, trình bày 1’, khăn phủ bàn
D. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
VĂN BẢN: TRONG LÒNG MẸ - NGUYÊN HỒNG
A:Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh : - Thấy được đặc điểm của thể văn hồi kí qua ngòi bút của Nguyên Hồng: thấm đượm chất trữ tình, lời văn chân thành dạt dào cảm xúc. B: Trọng tâm kiến thức cần đạt: 1: Kiến thức: - Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích “ trong lòng mẹ” - Ngôn ngữ truyện thể hiện khát khao tình cảm ruột thịt cháy bỏng của nhân vật. - Ý nghĩa giáo dục: những thành kiến cổ hủ, nhỏ nhen , độc ác không thể làm khô héo tình cảm ruột thịt sâu nặng, thiêng liêng. 2: Kĩ năng: - Biết trình bày suy nghĩ, tình cảm về một sự việc trong cuộc sống của bản thân. - Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm truyện. |
3. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân. - Năng lực giao tiếp, thưởng thức văn học. |
4. Thái độ Giáo dục học sinh đồng cảm với nỗi đau tinh thần, tình yêu thương mẹ mãnh liệt của bé Hồng |
B.PHƯƠNG PHÁP
- Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề
- Kĩ thuật giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, động não, “trình bày một phút”, tóm tắt tài liệu...
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
Hoạt động giáo viên | Nội dung cần đạt |
? tại sao khi tìm hiểu vềtác phẩm, ta lại tìm hiểu về tác giả? - Tìm hiểu về cội nguồn của tác phẩm- tìm hiểu về tác giả chính là tìm hiểu về nguồn gốc xuất xứ của tác phẩm, tình thần của tác phẩm. - Việc cha mất khi còn nhỏ đã tác động đến làm ô nhạy cảm hơn - Mẹ phải xa con – làm Hông thêm nỗi đau nữa- thiếu thốn tình cảm Đến với tác phẩm của Nguyên Hồng, người ta không phải là thưởng thức những câu chuyện được dựng xây bằng tưởng tượng mà Nguyên Hồng đã “lôi kéo” con ngưới cùng sống chung với cuộc đời số phận của nhà văn – chứ không còn là nhân vật. Bởi lẽ Những ngày thơ ấu là một phần kỷ niệm được rứt ra trong tuổi thơ cay cực của chính nhà văn. Nó là những trang hồi ký chứa đầy nước mắt, thổn thức xót xa của một trái tim sớm phải nếm vị đắng cuộc đời, thiếu vắng tình thương và luôn khát khao tình yêu của mẹ Những điều đó đã làm nên tuổi thơ cay đắng nhưng nó cũng tạo nên tâm hồn của Nguyên Hông : luôn luôn chan chứa tình yêu thương, luôn muốn thấu hiểu mọi lẽ đời.Điều đó thôi thúc NH sống có nội lực, và chính nó cũng làm cho ông sống có bản lĩnh; sống giản dị , tràn đầy tình yêu thương
- Vị trí rất quan trong của Nguyên H trong làng văn học Vn. Ông được mệnh danh như thế dường như làbắt nguồn từ tuỏi thơ của ông. - Ông sáng tác nhiều thể loại. thể loại thành công nhất là văn xuôi.
- Năm 38 mới in trên báo. Lúc đó ông mới 20 tuổi. bằng sự trải nghiệm non nớt ấy, nhìn lại tuổi thơ của mình ô có những cảm nhận rất chân thực - Hồi kí: Hòi – nhớ lại. Kí : ghi chép.-> ghi chép lại những sự viẹc có thật. Tập hồi kí này con người ghi chép lại là người có mặt trong tác phẩm, là nhân vật trung tâm cảu câu chuyện nên TP có chiều sâu cảu cảm xúc. Mỗi chương là chia sẻ một kỉ niệm cay đắng của Hồng. “Đó là những kỉ niệm đau xót, buồn tủi của đữa trẻ sinh ra trong một gia đình phá sản, phải sống bơ vơ đói rách bị họ hang giàu có và cái xã hội đồng tiền ấy hắt hủi” – Nguyễn Đăng Mạnh. - Tập hồi kí là minh chứng cho phong cách đã nói ở trên.
- bố cục: 2 phần: + cuộc đối thoại + Cuộc gặp gỡ bất ngờ với mẹ.
* - trước hết phải hiểu được hoàn cảnh của cuộc đối thoại: Đoạn trích là chương 4, muốn hiểu được hoàn cảnh của cuộc đối thoại đầu chương 4, thì cẩn phải hiểu được chương 1.2 nhất là chương 3. - Chương 1. Hồng là kết quả của cuộc hôn nhân kop tình yêu. Chương 3. Năm Hông 12 tuổi thì cha mất. Mẹ ko chịu được sự khắt khe của nhà chông, tâm hồn khao khát yêu thương nên phải bỏ nhà đi tha hương. Cuộc đổi thoại diễn ra khi sắp đến ngày giỗ đầu bố. Với vai trò là người cô- em cha bé Hông thì người cô phải biết lo toan, chăm chút cho giỗ của ạnh trai. Nhưng trong cuộc đối thoại , bà cô ko hề làm điều đó. Mà là chỉ mỉa mai, châm chọc và cả sự nhạo bang về mẹ hông. Muốn làm cho nỗi đau cảu chú bé rớm máu. - Hiểu được hoàn cảnh ấy để thấy được tâm địa bà cô, thấy được tình cảm mãnh liệt như thế nào, long thương yêu mẹ ra sao. Tình yêu thương ấy có giúp chú bé chiến thắng được tâm địa độc ác của bà cô ko? | I.Tìm hiểu chung: 1. Tác giả: - Cuộc đời: Tuổi thơ cơ cực cay đắng. + cha nghèo túng, nghiện ngập, bất đắc chí, mất khi ông 12 tuổi. + Mẹ tần tảo, hiền dịu, thương con nhưng phải tha hương cầu thực + Sống bơ vơ trong sự cay nghiệt của họ hang.
-.> Vốn sống, bản lĩnh sống.
-Vị trí : Được mệnh danh là “nhà văn của những người cùng khổ”, “ nhà văn của phụ nữ và trẻ em”. - Sự nghiệp: Đa tài, nhưng thành công nhất là văn xuôi. - Phong cách: chân thực, dạt dào cảm xúc và thầm đẫm tình yêu thương. 2. Tác phẩm: Những ngày thơ ấu- 1938
- Thể loại: hồi kí – chân thực của sự việc, chiều sâu cảm xúc.
- Gồm 9 chương - Nội dung: Viết vè những kỉ niệm đau buồn, cay đắng trong suốt thời thơ ấu cảu tác giả.
- Giá trị: tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật Nguyên Hông. a. Đoạn trích: Vị trí: chương IVphần đầu của tập hồi kí. II: Tìm hiểu văn bản: 1. Cuộc đối thoại giữa người cô và chú bé Hồng.
-Hoàn cảnh đáng thương của bé Hông-> thấy được tâm địa đôc ác , giả dối nham hiểm của bà cô
|