i
- Thơ văn của Lãn Ông nhẹ nhàng, hóm hỉnh, giàu tính hiện thực, phản ánh một nhân cách cao
đẹp: coi thường công danh phú quý, yêu thiên nhiên, yêu quý đồng loại, thích cuộc sống
thanh nhàn.
- "Thượng kinh kí sự" ghi lại hành trình của ông lên kinh đô Thăng Long chữa bệnh cho thế tử
Trịnh Cán. Đoạn văn "Vào phủ chúa Trịnh" trích trong cuốn kí sự ấy rất giàu giá trị hiện thực
và cho thấy một ngòi bút đậm đà, tài hoa.
- Bên cạnh tài năng y thuật khiến người đời phải nể phục thì Lê Hữu Trác còn có một nhân
cách thanh cao, trong sạch. Gia sản ông để lại cho hậu thế không chỉ là những kinh nghiệm y
thuật quý báu mà còn có những thước phim chân thực về xã hội phong kiến lúc bấy giờ.
“Thượng kinh ký sự” chính là tác phẩm mà Lê Hữu Trác kể lại những gì ông tai nghe mắt
thấy vào thời ấy. Qua đó, ông giúp chúng ta hiểu hơn phần nào về cuộc sống xa hoa nơi phủ
chúa, đồng thời khẳng định tấm lòng đức độ và nhân cách đáng trọng của vị danh y kỳ tài.
- “Vào phủ chúa Trịnh” là đoạn trích được rút ra từ tác phẩm “Thượng kinh ký sự” của Hải
Thượng Lãn Ông. Đoạn trích ghi lại hiện thực cuộc sống xa hoa, quyền thế trong phủ chúa
Trịnh khi tác giả được triệu vào cung để chữa bệnh cho thái tử Trịnh Cán.
2. Thân bài
Lần đầu, Lê Hữu Trác được vào Trịnh phủ. Ông ngẫm nghĩ và quan sát rất kĩ càng. Cửa sau vào phủ
chúa phải đi qua con đường bên trái, ông ngẩng đầu lên nhìn một khung cảnh tuyệt đẹp "đâu đâu
cũng là cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm, gió đưa thoang thoảng mùi hương".
Nơi cung cấm, hành lang "quanh co nối nhau liên tiếp", người giữ cửa, vệ sĩ canh giữ nghiêm ngặt, ai
muốn vào ra phải có thẻ, người có việc quan qua lại như mắc cửi, "truyền báo rộn ràng".
Quan sát cảnh cung cấm, Lê Hữu Trác ngẫm nghĩ: "Bước chân đến đây mới hay cảnh giàu sang của
vua chúa thực khác hẳn người thường". Rồi ông làm thơ nói lên sự ngạc ngạc nhiên, xúc động của
mình tựa như "ngư phủ Đào nguyên thuở nào":
"Cả trời Nam sang nhất là đây!
Lầu từng gác vẽ tung mây,
Rèm châu, hiên ngọc, bóng mai ánh vào.
Hoa cung thoảng ngạt ngào đưa tới,
Vườn ngự nghe vẹt nói đòi phen !"
Ông thầy thuốc trên đường đi khám bệnh, mang tâm hồn thi sĩ, tả cảnh, vịnh thơ, ta tưởng như ông
đang đi thăm thú cảnh đẹp. Cách viết kí sự của Lê Hữu Trác hấp dẫn ta vì thế!
Trong Trịnh phủ, cung điện nguy nga tráng lệ. Mỗi lâu đài, cung điện có một cái tên riêng. Đó là
"Điếm Hậu mã quân túc trực" làm bên một cái hồ, cột và bao lơn "lượn vòng kiểu cách thật là xinh
đẹp", phía ngoài có những cây "lạ lùng", có những hòn đá "kì lạ". Nhà "Đại đường" còn gọi là "Quyền
bổng". Là cái lầu cao và rộng, "cột đều sơn son thiếp vàng" gọi là "Gác tía", nơi Thế tử dùng "chè
thuốc", nên gọi là "Phòng trà".
Lê Hữu Trác có phần choáng ngợp sợ hãi "chỉ dám liếc mắt nhìn rồi lại cúi đầu đi". Cảnh đẹp nơi
Trịnh phủ, từ vườn hoa đến hồ, từ lầu son đến gác tía là những công trình văn hoá nghệ thuật do tài
trí công sức của nhân dân làm nên, vì thế Lê Hữu Trác đã xúc động ngắm nhìn. Cảnh đẹp nơi Trịnh
phủ được miêu tả còn mang ý nghĩa hiện thực phản ánh cuộc sống xa hoa của bọn vua chúa thời Lê -
Trịnh, cảnh giàu sang "khác hẳn người thường".
Vao Phu
Chua Trinh
Lê Hữu Trác