“ Sử dụng liên tưởng, so sánh giúp học sinh làm tốt bài văn nghị luận lớp 9 ”+ Về nội dung: 1. Tình trạng giải pháp đã biết . Văn nghị luận giữ một vị trí quan trọng trong chương trình bộ môn Ngữ văntrung học cơ sở. Theo sách giáo khoa Ngữ văn 7 tập 2, trang 7 thì “ Văn nghị luận là văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó”. Ở bài văn nghị luận, ngoài hệ thống các luận điểm, luận cứ và luận chứng… người viết còn phải có sự am hiểu nhất định về kiến thức xã hội, khả năng cảm thụ văn chương và phải có bản lĩnh, cá tính riêng. Trong xu thế phát triển của công nghệ thông tin, trong kỉ nguyên của cách mạng công nghiệp 4.0, học sinh đang đứng trước lượng thông tin khổng lồ, những luồng tư tưởng đa chiều đầy thách thức. Làm sao hình thành nhân cách, xây dựng nền tảng giá trị sống, hệ thống quan điểm, tư tưởng giàu tính nhân văn cho học sinh…là câu hỏi mang tính cấp thiết đối với những giáo viên bô môn Ngữ văn. Giúp học sinh yêu thích và làm tốt văn nghị luận là câu trả lời được coi là giải pháp hết sức thiết thực. Chính vì vậy, chúng tôi đã nghiên cứu và hoàn thành sáng kiến “ Sử dụng liên tưởng, so sánh giúp học sinh làm tốt bài văn nghị luận lớp 9 ”.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến2.1. Mục đích của giải pháp Giải pháp sẽ giúp học sinh nắm được khái niệm liên tưởng là gì ? So sánh là gì ? Các cách liên tưởng, so sánh trong văn nghị luận; và các bước hướng dẫn học sinh ứng dụng liên tưởng và so sánh vào văn nghị luận giúp các em làm tốt bài văn thuộc thể loại này.2.2. Các nội dung chính của giải pháp2.2.1. Khái niệm liên tưởng, so sánh Theo “ Từ điển Tiếng Việt” của Trung tâm khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia do Nhà xuất bản Văn hóa Sài Gòn ấn hành năm 2005 thì liên tưởng là “ nhân sự việc nào đó mà nghĩ tới sự việc khác, ít nhiều có liên quan với nhau”. Có thể hiểu liên tưởng là hoạt động tâm lý của con người từ việc này mà nghĩ đến việc kia, từ người này mà liên hệ đến người nọ. Cơ sở của liên tưởng là do trong thực tế các sự vật, hiện tượng tồn tại không tách rời mà có quan hệ với nhau. Trong sáng tác văn học, trong làm văn đặc biệt là làm văn nghị luận, liên tưởng có mục đích nhằm làm nổi bật điều muốn nói, tạo ra một ý nghĩa nào đó. So sánh là “ nhìn vào cái này mà xem xét cái kia để thấy sự giống nhau, khác nhau hoặc sự hơn kém nhau” (“ Từ điển Tiếng Việt” – Sách đã dẫn). Trong văn nghị luận, so sánh là một thao tác lập luận dùng để tìm ra sự giống và khác nhau giữa các đối tượng và qua sự so sánh ấy người viết sẽ làm rõ đặc điểm, vai trò và giá trị của vấn đề được bàn luận. Đó có thể là sự giống và khác nhau của các hình ảnh, chi tiết, ngôn từ hay nhân vật, cảm xúc, nội dung các tác phẩm thậm chí là so sánh hai nền văn học, hai giai đoạn văn học …mà người viết muốn bàn tới hoặc đề bài yêu cầu. Thao tác này có vai trò rất quan trọng trong bài văn nghị luận. Trước hết, nó giúp tạo hình ảnh cho câu văn, cho bài viết giúp bài văn tăng tính gợi hình, gợi cảm và trở lên hay hơn, hấp dẫn hơn. Thứ hai, nó giúp làm sáng tỏ, vững chắc hơn những lập luận mà người viết đưa ra. 2.2.2. Các cách liên tưởng, so sánh2.2.2.1. Các cách liên tưởng Có nhiều cách liên tưởng. Cách thứ nhất là “ liên tưởng tương cận, tương đồng” (gần nhau, giống nhau). Ví dụ từ hình ảnh “ đầu súng” trong câu thơ “ đầu súng trăng treo” mà học sinh có thể liên tưởng tới chiến tranh, tới sự chết chóc, tới những người lính bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc… Nghị luận về bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải, khi nói về hoàn cảnh ra đời của bài thơ học sinh có thể liên tưởng tới truyền thuyết về loài chim trước khi chết nó lao mình vào bụi mận gai và cất tiếng hót hay nhất thế gian dâng hiến cho đời ( “ Tiếng chim hót trong bụi mận gai” - Colleen McCullough). Thanh Hải cũng vậy, trên giường bệnh, trước khi mất, thi sĩ đã hiến dâng tiếng lòng hay nhất của mình dâng trọn cho quê hương, đất nước mến yêu. Cách thứ hai là “ Liên tưởng đối sánh trái ngược”. Ví dụ học sinh nghị luận về thái độ vô cảm của một số người khi thấy người gặp tai nạn giao thông không những không giúp mà còn likestream hay hôi của thì các em sẽ liên tưởng tới những hình ảnh như Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga hay những hình ảnh đẹp tương tự để lên án những hành vi xấu đó và đồng thời bày tỏ thái độ, quan điểm của mình. Cách thứ ba là “ liên tưởng nhân quả” ( nguyên nhân – hệ quả). Khi nghị luận về văn bản “ Lặng lẽ Sapa” học sinh có thể liên tưởng tới cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc của các nhân vật trong câu chuyện như anh thanh niên, cô kĩ sư, ông họa sĩ, bác lái xe…theo logic làm việc tốt sẽ có kết quả tốt, theo quy luật “ ở hiền gặp lành”. Thậm chí học sinh có thể tưởng tượng phần sau của truyện anh thanh niên và cô kĩ sư nên vợ nên chồng cùng nhau công tác nơi vùng sâu, vùng xa, đóng góp trí tuệ, công sức cho nhân dân, cho quê hương đất nước…2.2.2.1 Các cách so sánh So sánh bằng tỉ dụ là tìm một hình ảnh nào đó để cụ thể hóa suy nghĩ, quan điểm của bản thân, hoặc của một ai đó. Ví dụ:“ Bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ” như một cánh én báo hiệu một mùa xuân mới của đất nước ta. Đó là một mùa xuân của những cống hiến thầm lặng. Mùa xuân của bình yên, của ấm no hạnh phúc...mà công cuộc đổi mới đất nước ( sau năm nhà thơ sáng tác 6 năm) mang lại” So sánh bằng ẩn dụ. Đây là cách so sánh bằng biện pháp tu từ ẩn dụ mà học sinh đã được học. Có thể đưa ra ví dụ cụ thể như sau : “ Cách mạng tháng Tám thành công đã phá tan đêm trường nô lệ không ánh bình minh của đất nước. Các nhà thơ trong phong trào Thơ mới, trong đó có Huy Cận...” So sánh bằng đối chiếu là cách đưa ra hai đối tượng để so sánh chúng với nhau. Từ đó chỉ ra nét giống nhau hay sự khác biệt đối chọi nhau của chúng. Đây là cách so sánh tương đối thông dụng khi học sinh làm bài nghị luận văn học. Khi nghị luận về bài “ Đồng chí” của Chính Hữu học sinh có thể so sánh hình ảnh người lính trong bài thơ với hình ảnh người lính của chính tác giả hoặc của tác giả khác để thấy được cái hay, cái đẹp của người lính Cụ Hồ ; thấy được cái riêng, cái độc đáo sáng tạo của bài thơ... Đó là so sánh trên bình diện rộng tổng thể. Ngoài ra, học sinh có thể đi sâu vào so sánh từng chi tiết, hình ảnh. Ví dụ : “Câu thơ “ Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay – Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” tái hiện hình ảnh người lính tạm biệt quê hương lên đường bảo vệ đất nước. Từ “ mặc kệ” diễn tả sự dứt khoát, quyết tâm không gì có thể lay chuyển được của họ. “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”, phải chăng, chỉ có “giếng nước, gốc đa”, cha mẹ, vợ con , làng xóm , quê hương ... nhớ người lính. Không! Nỗi nhớ ở đây là nỗi nhớ hai chiều...”. Sau khi diễn đạt về nội dung, ý nghĩa của hai câu thơ như vậy học sinh có thể liên hệ với hình ảnh người lính trong bài thơ “ Đất nước” của Nguyễn Đình Thi để thấy được sự giống nhau. “ Người ra đi, đầu không ngoảnh lại – Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy”. Cũng là sự rất khoát tưởng chừng như vô tâm ấy, người lính “mặc kệ” trong “ Đồng chí” và người lính “đầu không ngoảnh lại” trong “ Đất nước” thực ra vô cùng yêu, vô cùng nhớ...người thân, quê hương, đất nước... Nhưng họ đã nén cảm xúc, kìm yêu thương... của chính mình vì trách nhiệm, nghĩa vụ cao cả của người trai thời loạn. Đó là sự hi sinh cả về thể xác lẫn tâm hồn thật cao cả của người lính. Họ không muốn ai buồn, ai đau, ai xót...Họ sợ mình không kìm nén được tình cảm mà yếu mềm nhi nữ thường tình... “Đầu không ngoảnh lại” nhưng vẫn thấy “Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy”, “ mặc kệ” nhưng vẫn là nỗi nhớ hai chiều da diết và sâu lắng.2.2.3. Hướng dẫn học sinh ứng dụng liên tưởng, so sánh giúp viết tốt bài văn nghị luận Liên tưởng và so sánh có mối quan hệ nhất định, trong nhiều trường hợp muốn so sánh phải liên tưởng và muốn liên tưởng buộc phải so sánh, so sánh song hành cùng liên tưởng, liên tưởng sánh vai cùng so sánh. So sánh, liên tưởng dẫn đến tưởng tượng. Đây là vấn đề mà thầy cô cần phải chú ý đến. Khi hướng dẫn học sinh ứng dụng vào bài văn nghị luận giáo viên thực hiện các bước từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Bước thứ nhất, giáo viên trình bày khái niệm cùng các ví dụ giúp học sinh hiểu rõ vần đề. Sau đó, giáo viên sẽ đưa ra các ví dụ để học sinh nhận biết ví dụ đó có sử dụng liên tưởng, so sánh không, nếu có thì sử dụng cách so sánh, liên tưởng nào. Ở bước thứ hai, giáo viên đưa ra hình ảnh, chi tiết, nhân vật, nghệ thuật ... trong một tác phẩm được học để học sinh nêu cách so sánh, liên tưởng của mình hoặc một học sinh đưa ra hình ảnh, chi tiết, nhân vật, nghệ thuật ... trong một tác phẩm được học để học sinh khác tìm so sánh, liên tưởng. Bước thứ ba, từ kết quả của bước thứ hai, giáo viên sẽ yêu cầu học sinh viết một câu văn, vài ba câu hay một đoạn văn tùy theo trường hợp để học sinh tập viết.
Không thẻ bỏ qua các nhóm để nhận nhiều tài liệu hay 1. Ngữ văn THPT 2. Giáo viên tiếng anh THCS 3. Giáo viên lịch sử 4. Giáo viên hóa học 5. Giáo viên Toán THCS 6. Giáo viên tiểu học 7. Giáo viên ngữ văn THCS 8. Giáo viên tiếng anh tiểu học 9. Giáo viên vật lí Để tải trọn bộ chỉ với 50k, vui lòng liên hệ qua Zalo 0898666919 hoặc Fb: Hương Trần