ÔN TẬP ĐẠI TỪ
I, KIẾN THỨC CƠ BẢN
1, Khái niệm.
- Đại từ : dùng để chỉ (trỏ) người, vật, hành động, tính chất, hoặc dùng để hỏi
VD :- Ông hỏi thăm ai đấy ạ ?
-Thắng học giỏi, Lan cũng thế.
- Đại từ dùng để trỏ hoặc chỉ cái gì là tuỳ thuộc vào người ,sự vật, hoạt động, tính chất, số lượng …được nói đến một ngữ cảnh nhất định của lời nói.
VD :- Em tôi hát hay, múa dẻo . Nó vẽ cũng rất đẹp.
- Chú gà đang tập gáy . Nó nhảy tót lên cây rơm trước ngõ, cổ vươn cao ….
- Từ “nó” trong hai câu trên có nghĩa khác nhau. Nó trong câu (1) chỉ người em, nó trong câu (2) chú gà.
2. Chức vụ ngữ pháp:
Đại từ có thể làm chủ ngữ ,vị ngữ; làm phụ ngữ của danh từ, động từ, tính từ...Ví dụ :
- Làm chủ ngữ:
Những ngày nghỉ học, tôi hay tới
Đón chuyến tàu đi, đến những ga.
- Làm vị ngữ:
Bạn Hoàng thích xem phim tôi cũng thế.
- Làm phụ ngữ của danh từ:
Ôi! cái thuở làng ta yêu tổ quốc.
Hạnh phúc nào không hạnh phúc đầu tiên?
- Làm phụ ngữ của động từ ,tính từ:
Khen ai khéo vẽ trò vui thế .
Vui thế bao nhiêu nhục bấy nhiêu
3. Phân loại:
a, Đại từ để trỏ :
- Dùng để chỉ người, sự vật (còn gọi là đại từ xưng hô, đại từ nhân xưng) gồm có : tôi , tao , tớ, chúng tao, chúng tôi, chúng tớ, mày, chúng mày, nó, hắn, chúng nó, họ…
Ví dụ :
“Sao không về hả chó
Nghe bom thằng Mĩ nổ
Mày bỏ chạy đi đâu
Tao chờ mày đã lâu
Cơm phần mày để cửa
Sao không về hả chó
Tao nhớ mày lắm đó
Vàng ơi là vàng ơi ?”
Người ta chia đại từ thành 3 ngôi:
Ngôi /Số | Số ít | Số nhiều |
Ngôi thứ nhất | Tôi, tao , tớ, ta | Chúng tôi, chúng tao, chúng ta |
Ngôi thứ hai | Mày , cậu | Chúng mày |
Ngôi thứ ba | Nó , hắn , y | Chúng nó, họ |
- Đại từ nhân xưng rất quan trọng trong lúc nói và viết. Dùng đại từ nhân xưng có giá trị biểu cảm cao, chỉ rõ thái độ than sơ, khinh trọng…
Ví dụ :
Giặc giữ cớ sao xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.
- Lúc xưng hô một số danh từ chỉ người như : Ông , bà , cha, mẹ, cô, bác… được sử dụng như đại từ nhân xưng…
Ví dụ : Cháu đi liên lạc