ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
.
1. Chỉ ra phép liên kết câu và liên kết đoạn văn trong các đoạn sau:
a, Trường học của chúng ta là trường học của chế độ dân chủ nhân dân, nhằm mục đích đào
tạo những công dân và cán bộ tốt, những người chủ tương lai của nước nhà.Về mọi mặt trường
học của chúng ta phải hơn hẳn trường học của thực dân phong kiến.
Muốn được như thế thì thầy giáo, học trò và cán bộ phải cố gắng hơn nữa để tiến bộ hơn
nữa. (Hồ Chí Minh)
TL: - Phép lk câu: Lặp từ vựng: trường học của chúng ta.
- liên kết đoạn văn: phép thế: muốn được như thế.
b, Thật ra thời gian k phải là một mà mà hai: đó vừa là 1 định luật tự nhiên, khách quan, bao
trùm thế giới, vừa là 1 khái niệm chủ quan của con người đơn độc. Bới vì chỉ có con người
mới có ý thức về thời gian. Cong người là sinh vật duy nhất biết rằng mình sẽ chết, và biết
rằng thời gian là liên tục.
TL: Liên kết câu: - Lặp từ ngữ: thời gian, con người.
- Phép nối: bởi vì.
2. Tìm những cặp từ trái nghĩa giúp các câu liên kết vs nhau.( Chỉ ra phép lk và từ ngừ lk trong
đoạn văn sau)
Thời gian vật lí vô hình giá lạnh, đi trên 1 con đường thẳg tắp, đều đặn như 1 cái máy, tạo tác
và phá huỷ mọi sinh vật, mọi hiện hữu. Trong khi đó thời gian tâm lí lại hữu hình, nóg bỏng,
quay theo 1 hình tròn lúc nhanh lúc chậm với bao kỉ niệm nhớ thương về dĩ vãng cũng như
bao dự trù lo lắng cho tương lai.
TL; Phép trái nghĩa: Vô hình- hữu hình, giá lạnh- nóng bỏng, thẳng tắp- hình tròn, đều đặn-
lúc nhanh lúc chậm.
3. Chỉ ra phép lk và từ ngữ lk trong đoạn văn sau:
a, Ở rừng mùa này thường như thế. Mưa. Nhưng mưa đá. Lúc đầu tôi k biết. Nhưng rồi có
tiếng lanh canh gõ trên nóc hang. Có cái gì vô cùng sắc xé k khí ra từng mảnh vụn. Gió. Và tôi
thấy đau…
TL: phép lặp từ ngữ: mưa, tôi, nhưng, Phép nối: nhưng, nhưng rồi, và.
b, Từ phòng bên kia 1 cô bé rất xinh mặc chiếc áo may ô con trai và vẫn còn cầm thu thu 1
đoạn dây sau lưng chạy sang. Cô bé bên…Nó lễ phép hỏi nhĩ:”Bác cần…ạ.”
TL Phép lặp từ ngữ: cô bé, Phép thế : nó.
4. Còn anh, anh đứng sững lại đó, nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật
đág thương và hai tay buông xuống như bị gãy.
(Nguyễn Quang Sáng- Chiếc Lược Ngà)
a, Phần gạch chân là phần nào của câu văn trên?
b, Trong câu văn trên, tg đã dùng biện pháp tu từ nào, nhằm diễn dạt ý gì?
TL: + là phần khởi ngữ.
+ Phép so sánh: “hai tay..gãy” diễn tả cứ chỉ buông tay xuống thể hiện nỗi thất vọng, đau
khổ của ông Sáu khi đứa con gặp ông mà hoảng sợ, k nhận ông là cha.
5.Giải thích các từ: trân cầm dị thú, cổ mộc quái thạch. Chúng có thể thay thế bằng cụm từ
nào?
TL: chim quý thú lạ; cây sống lâu năm, tảng đá có hình thù kì lạ. Có thể thay thế bằg các cụm
từ đã giải nghĩa trên.
1