LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MỤC LỤC - LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Hệ thống các kiến thức Tiếng Việt đã học trong chương trình lớp 5.
Bài tập thực hành
- Từ và cấu tạo từ
- Khái niệm
- Phân loại
- Phân biệt tiếng và từ
- Cách phân định ranh giới từ
- Phân biệt từ ghép và từ láy
- Phân biệt từ ghép tổng hợp và từ ghép phân loại
- Bài tập thực hành
II. Từ loại tiếng Việt
- Danh từ
- Động từ
- Tính từ
- Quan hệ từ
- Đại từ
- Cách phân biệt một số từ loại dễ nhầm lẫn
- Bài tập thực hành
III. Các kiểu từ xét theo quan hệ nghĩa (từ nhiều nghĩa, từ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa)
- Từ nhiều nghĩa
- Từ đồng âm
- Từ đồng nghĩa
- Từ trái nghĩa
- Cách phân biệt từ nhiều nghĩa và từ đồng âm
- Bài tập thực hành
IV. Câu
- Khái niệm
- Các thành phần câu đã học
- Các kiểu câu theo cấu tạo đã học
- Các kiểu câu theo mục đích nói
- Liên kết các câu trong đoạn văn
- Bài tập thực hành
V. Dấu câu
1. Dấu chấm (.)
2. Dấu chấm hỏi (?)
3. Dấu chấm lửng (dấu ba chấm) (...)
4. Dấu hai chấm (:)
5. Dấu chấm than (!)
6. Dấu gạch ngang (-)
7. Dấu chấm phẩy (;)
8. Dấu phẩy (,)
9. Bài tập thực hành
VI. Các biện pháp tu từ
- So sánh
- Nhân hóa
- Điệp ngữ
- Liệt kê
- Đảo ngữ
- Câu hỏi tu từ
- Bài tập thực hành
BÀI 1. TỪ VÀ CẤU TẠO TỪ
- Khái niệm: Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa dùng để đặt câu
- Phân loại: Xét theo cấu tạo
Từ có 2 loại :
- Từ do 1 tiếng có nghĩa tạo thành gọi là từ đơn.
- Từ do 2 hoặc nhiều tiếng ghép lại tạo thành nghĩa chung gọi là từ phức.
Sơ đồ khái quát về phân loại từ (xét theo cấu tạo)
- Phân biệt tiếng và từ
- Tiếng: Tiếng là đơn vị cấu tạo nên từ. Mỗi lần đọc lên là một tiếng.
- Từ: Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa dùng để đặt câu. Mỗi từ mang đầy đủ một nghĩa nhất định.
- Cách phân định ranh giới từ
- Để tách câu thành từng từ, ta phải chia câu thành từng phần có nghĩa sao cho được nhiều phần nhất (chia cho đến phần nhỏ nhất). Vì nếu chia câu thành từng phần có nghĩa nhưng chưa phải là nhỏ nhất thì phần đó có thể là 1 cụm từ chứ chưa phải là 1 từ.