TUẦN
TIẾT
TÊN BÀI
CHỌN DẠY
1
1
Ôn tập: Các số trong phạm vi 1000
2
Ôn tập về phép cộng, phép trừ trong phạm vi 1000
3
Luyện tập: đọc, viết, so sánh số tự nhiên..(t1)
4
Luyện tập: đọc, viết, so sánh số tự nhiên..(t2)
2
1
Ôn tập về phép nhân, bảng nhân 2, bảng nhân 5
2
Luyện tập: Km, m, dm, Mi-li-mét
3
Luyện tập: Bảng nhân 3
4
Ôn tập về phép cộng, phép trừ trong phạm vi 1000
TUẦN 1
TOÁN
(
tăng)
Ôn tập các số trong phạm vi 1000
I.
YÊU
CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực đặc thù:
- Ôn tập, củng cố cách đọc, viết, so sánh các số trong phạm vi 1000.
- Rèn kỹ năng đọc, viết, so sánh, sắp xếp các số có 3 chữ số.
- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết
lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác:
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ nhau trong khi làm việc nhóm.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi ; làm tốt các bài tập .
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1.
Giáo viên: bảng phụ
2.
Học sinh: Vở bài tập, bút, đồ dùng phục vụ học tập.
III. CÁC
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Khởi động:
- HS chơi trò chơi:
+ Trò chơi 1: HS A nêu số có 3 chữ số bất kì, HS B nêu số tiếp theo (liền sau số
đó), HS C tương tự.
+ Trò chơi 2: HS A nêu số có 3 chữ số bất kì, HS B nêu số có 3 chữ số bé hơn
số của HS A, HS C tương tự.
+ Trò chơi 3: HS A nêu số có 3 chữ số bất kì, HS B nêu số có 3 chữ số lớn hơn
số của HS A, HS C tương tự.
- HS lớp và GV nhận xét, đánh giá.
1