Chương III: TUẦN HOÀN
I. Mục tiêu:
- Phân biệt được các thành phân cấu tạo của máu,chức năng của hồng cầu và huyết tương vai trò của môi trường trong cơ thể.
- Khái niệm về miễn dịch, có mấy loại,vai trò của tiểu cầu,cơ chế đông máu và nguyên tắc truyền máu.
- Nêu được cấu tạo hệ toàn hoàn máu, hệ bạch huyết và vai trò của chúng. Mô tả vòng tuần hoàn nhỏ và vòng tuần hoàn lớn chức năng của chúng.
- Nêu cấu tạo của tim, phân biệt được các loại mạch máu, chu kỳ co giãn của tim, cơ chế vận chuyển máu qua hệ mạch.
- Vận dụng làm bài tập.
II. Chuẩn bị tài liệu thiết bị dạy học:
SGK, SGV sinh học 8, ôntập sinh học 8, để học tốt sinh học 8.
III. Các nội dung cơ bản:
Bài 1: MÁU VÀ MÔI TRƯỜNG TRONG CƠ THỂ
I. Máu
1. Tìm hiểu các thành phần của máu
Thí nghiệm và xác định thành phần cấu tạo của máu:
+ Bước 1: Tách máu thành 2 phần (lỏng và đặc)
+ Bước 2: Phân tích thành phần của máu được kết quả:
- Phần trên: huyết tương (không chứa tế bào).
- Phần dưới gồm các tế bào máu: hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu.
Kết luận: Máu gồm:
- Huyết tương : lỏng, trong suốt, màu vàng nhạt chiếm 55 % V máu.
- Các tế bào máu : đặc quánh, đỏ thẫm, chiếm 45 % V máu gồm: hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu.
2. Chức năng của huyết tương và hồng cầu.
a. Thành phần chất chủ yếu của huyết tương
Các chất | Tỷ lệ |
---|---|
- Nước | 90% |
- Các chất dinh dưỡng: protein, gluxit, lipit, vitamin… - Các chất cần thiết khác: hoocmôn, kháng thể… - Các muối khoáng. - Các chất thải của tế bào: urê, axit uric… |
10% |
b. Chức năng của huyết tương:
- Duy trì máu ở trạng thái lỏng để lưu thông máu dễ dàng.
- Vận chuyển các chất dinh dưỡng, các chất cần thiết khác ( hoocmon, kháng thể, muối khoáng…. và các chất thải.
c. Chức năng của hồng cầu:
Vận chuyển Oxy đến các tế bào và vận chuyển Cácbôníc từ tế bào đến phổi để thải ra ngoài (nhờ huyết sắc tố - Hb).
+ Khi cơ thể bị mất nước nhiều (khi tiêu chảy, khi lao động nặng ra mồ hôi nhiều,….), máu sẽ đặc lại à Sự lưu thông khó khăn hơn
+ Máu từ phổi về tim rồi tới các tế bào có màu đỏ tươi vì chứa nhiều O2. Máu từ các tế bào về tim mang nhiều CO2 nên có màu đỏ thẫm.
d. Chức năng chung của máu:
- Duy trì máu ở trạng thái lỏng để lưu thông máu dễ dàng.
- Vận chuyển các chất dinh dưỡng, các chất cần thiết khác ( hoocmon, kháng thể, muối khoáng…. và các chất thải.
- Vận chuyển Oxy đến các tế bào và vận chuyển Cácbôníc từ tế bào đến phổi để thải ra ngoài (nhờ huyết sắc tố - Hb).
- Đảm bảo sự điều hòa hoạt động và sự liên lạc giữa các cơ quan, bộ phận trong cơ thể(nhờ hoocmon), tham gia bảo vệ cơ thể (nhờ bạch cầu). Đồng thời tham gia điều hòa thân nhiệt.
* Chỳ ý: + lượng máu trong cơ thể ở nam giới khoảng 5 lít (80ml / kg thể trọng). ở nữ khoảng 4 lít (75ml / kg thể trọng)
+ lượng máu trong cơ thể phụ thuộc vào lứa tuổi, sức khỏe, giới tính……
II. Môi trường trong của cơ thể
+ Thành phần môi trường trong gồm: máu, nước mô và bạch huyết.
+ Nước mô là huyết tương thấm qua thành mao mạch máu vào khe hở giữa các tế bào.