LỚP 8
CHỦ ĐỀ | MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT | GHI CHÚ |
1.TIẾNG VIỆT | ||
1.1.Từ vựng |
|
|
-Các lớp từ | -Hiểu thế nào là từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội. -Hiểu được giá trị của từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội trong văn bản. -Biết cách sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội phù hợp với tình huống giao tiếp. | Nhớ đặc điểm của từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội. |
-Hiểu nghĩa và cách sử dụng một số từ Hán Việt thông dụng. | -Nhận biết các từ Hán Việt thông dụng trong các văn bản đã học. -Biết nghĩa 50 yếu tố Hán Việt thông dụng xuất hiện nhiều trong các văn bản học ở lớp 8. | |
-Trường từ vựng | -Hiểu thế nào là trường từ vựng. -Biết cách sử dụng các trường từ vựng để nâng cao hiệu quả diễn đạt. | -Nhận biết các từ cùng trường từ vựng trong văn bản. -Biết tập hợp các từ có chung nét nghĩa vào cùng một trường từ vựng. |
-Nghĩa của từ | -Hiểu thế nào là cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ | Biết so sánh nghĩa của từ ngữ về cấp độ khái quát |
-Hiểu thế nào từ tượng thanh và từ tượng hình. -Nhận biết từ tượng thanh, từ tượng hình và giá trị của chúng trong văn bản. -Biết cách sử dụng tình thái từ, trợ từ và thán từ trong nói và viết. | Nhớ đặc điểm, công dụng của từ tượng thanh và từ tượng hình. | |
1.2.Ngữ pháp. |
|
|
-Từ loại | -Hiểu thế nào là tình thái từ, trợ từ và thán từ. -Nhận biết tình thái từ, trợ từ và thán từ và tác dụng của chúng trong văn bản. -Biết cách sử dụng tình thái từ, trợ từ và thán từ trong nói và viết. | Nhớ đặc điểm và chức năng ngữ pháp của tình thái từ, trợ từ và thán từ. |
-Các loại câu | -Hiểu thế nào là câu ghép; phân biệt được câu đơn và câu ghép.
-Biết cách nối các vế câu ghép. -Biết nói và viết đúng các kiểu câu ghép đã được học | -Nhận biết các loại câu ghép, các phương tiện liên kết các vế câu ghép trong văn bản. -Nhận biết quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu ghép và các phương tiện liên kết các vế câu ghép: quan hệ nguyên nhân, điều kiện, tăng tiến, tương phản, nối tiếp, giải thích. |
-Hiểu thế nào là câu trần thuật, câu cảm thán, câu càu khiến, câu nghi vấn. -Nhận biết và bước đầu phân tích được giá trị biểu đạt, biểu cảm của câu trần thuật, câu cảm thán, câu càu khiến, câu nghi vấn trong | Nhớ đặc điểm hình thức và các chức năng của câu trần thuật, câu cảm thán, câu càu khiến, câu nghi vấn. | |
| văn bản. -Biết cách nói và viết các loại câu phục vụ những mục đích nói khác nhau. |
|
| -Hiểu thế nào là câu phủ định. -Nhận biết và bước đầu phân tích được giá trị biểu đạt ,biểu cảm của câu phủ định trong văn bản. -Biết cách nói và viết câu phủ định. | Nhớ đặc điểm và chức năng của câu phủ định.
|
-Dấu câu | -Hiểu công dụng của các loại dấu ngoặc đơn, dấu ngoặc kép, dấu hai chấm. -Biết cách sử dụng các dấu ngoặc đơn, dấu ngoặc kép, dấu hai chấm trong viết câu. -Biết các lỗi và cách sửa các lỗi thường gặp khi sử dụng các dấu ngoặc đơn, dấu ngoặc kép, dấu hai chấm. | Giải thích được cách sử dụng các loại dấu ngoặc đơn, dấu ngoặc kép, dấu hai chấm trong văn bản. |
1.3.Phong cách ngôn ngữ và các biện pháp tu từ. Các biện pháp tu từ | -Hiểu thế nào là nói giảm nói tránh, nói quá và sắp xếp trật tự từ trong câu. -Nhận biết và bước đầu phân tích được giá trị của các biện pháp tu từ nói giảm nói tránh, nói quá và sắp xếp trật tự từ trong văn bản. -Biết cách sử dụng các biện pháp tu từ nói trên trong những tình huống nói và viết cụ thể. |
|