CÁCH LÀM BÀI ĐỌC HIỂU MÔN VĂN THI VÀO 10
- CÁCH LÀM CÁC DẠNG ĐỀ ĐỌC HIỂU
Dạng 1: Nêutên tác giả,tác phẩm, xác định phươngthức biểu đạt
- Các phương thức biểu đạt chính bao gồm: tự sự, miêu tả, nghị luận, biểu cảm và thuyết minh, hành chính công vụ. Theo đó, học sinh cần phân biệt giữa hai kiểu hỏi:
+ Phương thức biểu đạt chính: chỉ nêu lên DUY NHẤT 01 phương thức biểu đạt chính.
+ Những, Cácphương thức biểu đạt: phải nêu tất cả các phương thức biểu đạt của văn bản.
Ví dụ mẫu:
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy Võng mắc chông chênh đường xe chạy Lại đi, lại đi trời xanh thêm.
Không có kính, rồi xe không có đèn Không có mui xe, thùng xe có xước, Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước Chỉ cần trong xe có một trái tim.
(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB. Giáo dục, 2014).
1954 trước chống Pháp
1954 sau chống Mĩ
Đoạn thơ trên nằm trong tác phẩm nào? Giới thiệu ngắn gọn về tác giả và hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm ấy?
Đáp án:
- Đoạn thơ nằm trong bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” (0,25đ)
Tác giả: Nhà thơ Phạm Tiến Duật sinh năm 1941, năm 1964 gia nhập quân đội, hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn và trở thành một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống Mĩ cứu nước. Thơ ông có giọng điệu sôi nổi, trẻ trung, tập trung thể hiện hình ảnh thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. (0,5đ)
- Bài thơ được sáng tác năm 1969 lúc cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ đang diễn ra vô cùng ác liệt (0,25đ)
Dạng 2: Nêu nội dungchính/ chủ đề văn bản
- Trong câu hỏi tìm nội dung chính/ chủ đề văn bản đòi hỏi học sinh phải xác định được nhanh nội dung đoạn văn nhắc tới là gì. Do đó, để làm tốt câu hỏi này, học sinh hãy xác định nhanh câu chủ đề của đoạn văn ở vị trí đầu hoặc cuối đoạn văn.
- Đối với các văn bản nghệ thuật ví dụ như thơ, truyện thì học sinh hãy chú ý đến các từ ngữ, hình ảnh xuất hiện xuyên suốt ở trong nội dung của văn bản đó. Vì đó là những từ ngữ, hình ảnh tập trung thể hiện chủ đề của tác phẩm.
- Với những văn bản mà có nhiều đoạn văn, mỗi đoạn văn lại thể hiện một chủ đề khá độc lập thì học sinh cần phải đặt các đoạn văn cạnh nhau và suy nghĩ xem các chủ đề độc lập đó có liên quan gì với nhau không. Khi đó, học sinh sẽ nhìn thấy một nội dung xuyên suốt tác phẩm và tìm ra được chủ đề chỉnh của tác phẩm.
Dạng 3: Xác định và nêu ý nghĩa của các biện pháp tu từ
98% đề thi vào lớp 10 chắc chắn có dạng bài này đó, nên các em nhớ ôn thật kỹ các biện pháp nghệ thuật chính hay gặp nhé. Bao gồm so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ,… Sau đó làm theo 3 bước xác định biện pháp tu từ sau
Bước 1: Nêu chính xác tên gọi của các biện pháp tu từ đó
Bước 2: Nêu lên các cụm từ, câu nói trong bài thể hiện biện pháp tu từ
Bước 3: Nêu tác dụng, ý nghĩa của biện pháp tu từ đó đến toàn bộ đoạn văn. Đây là bước mà học sinh thường quên, dẫn đến mất điểm đáng tiếc, cần chú ý khi ôn thi vào lớp 10 môn văn nhé.
Ví dụ minh họa:
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh,
Sốt run người, vừng trán ướt mồ hôi.
Chỉ ra và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”
Trả lời:
Câu thơ sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ (giếng nước gốc đa – chỉ quê hương và những người thân nơi hậu phương của người lính) và nhân hóa qua từ “nhớ”. Từ đó kđ hai bp đó cho thấy nỗi nhớ của qh và của những người thân yêu với người lính đồng thời người lính cũng nhớ về qh với t/c sâu nặng.
Để tải trọn bộ chỉ với 50k, vui lòng liên hệ qua Zalo 0898666919 hoặc Fb: Hương Trần