CHUYÊN ĐỀ 11
MÙA XUÂN NHO NHỎ
Thanh Hải
A. Kiến thức cần nhớ.
1. Tác giả:Thanh Hải (1930 – 1980) tên thật là Phạm Bá Ngoãn, quê ở huyện Phong Điền, Thừa Thiên Huế.
- Tham gia hoạt động văn nghệ từ cuối năm kháng chiến chống Pháp. Là cây bút có công xây dựng nền văn học giải phóng miền Nam từ những ngày đầu. Thanh Hải từng là một người lính trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ với tư cách là một nhà văn.
- Thơ TH chân chất và bình dị, đôn hậu và chân thành.
- Các tác phẩm chính: Các tập thơ “Những đồng chí trung kiên” (1962), Huế mùa xuân (hai tập 1970 và 1975), Dấu võng Trường Sơn (1977)
- Năm 1965, được tặng giải thưởng văn học Nguyễn Đình Chiểu.
- Sau ngày giải phóng, Thanh Hải vẫn gắn bó với quê hương xứ Huế, sống và sáng tác ở đó cho đến lúc qua đời.
2. Tác phẩm:
a. Bài thơ ra đời trong một hoàn cảnh đặc biệt: (tháng 11- 1980, chỉ ít ngày sau, nhà thơ qua đời. Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh đất nước ta mới thống nhất lại đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và thử thách gay gắt.
(Năm 1980, TH đau nặng phải vào BV Huế điều trị khoa nội. Tuy căn bệnh được các bác sĩ chẩn đoán là không thể qua được nhưng TH luôn là người lạc quan yêu đời. Nằm ở tầng 4 của bệnh viện, những lúc khoẻ, TH thường ra ngắm cảnh và làm thơ…. Nhưng rồi vào một ngày cuối đông, trời Huế bỗng trở lạnh và mưa lâm thâm…. Những người bạn của THải nhận được tin như sét đánh: TH đã qua đời. Thương tiếc người bạn tài hoa ra đi khi tuổi đời vừa bước sang 50, mọi người đến viếng và đưa nhà thơ về nơi an nghỉ cuối cùng. Đang lúc làm lễ, thì vợ TH tìm gặp nhạc sĩ Trần Hoàn và trao cho ông một bài thơ cuối cùng mà THải đã sáng tác khi nằm viện vào tháng 11 năm 1980. Đó chính là bài thơ: Một mùa xuân nho nhỏ.
- Bài thơ cuối cùng của THải. Nỗi thương bạn và niềm cảm xúc trào dâng mãnh liệt, nhạc sĩ Trần Hoàn đã phổ nhạc ngay bài thơ chỉ trong vòng không đầy ba mươi phút và bài hát đó đã được vang lên ngay trong buổi lễ tiễn đưa ấy.)
b. Thể thơ 5 chữ, không ngắt nhịp trong từng câu, chia nhiều khổ, mỗi khổ từ 4 đến 6 dòng. Nhịp điệu và giọng điệu của bài có biến đổi theo mạch cảm xúc.
c. Bài thơ bắt đầu bằng những xúc cảm trực tiếp, hồn nhiên, trong trẻo trước vẻ đẹp và sức sống của mùa xuân thiên nhiên, đất trời. Từ đó, mở rộng ra thành hình ảnh mùa xuân của đất nước hôm nay và cả đất nước bốn ngàn năm. Từ đó mạch thơ chuyển sang biểu hiện suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ được góp “mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc. Mạch thơ phát triển tự nhiên để rồi khép lại cũng tự nhiên, đằm thắm trong một điệu dân ca xứ Huế.
c. Bố cục:
+ Khổ 1 (gồm 6 dòng thơ): cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên, đất trời
+ Khổ 2,3: Cảm xúc về mùa xuân đất nước.
+ Khổ 4,5: suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ trước mùa xuân đất nước.
+ Khổ cuối: Lời ca ngợi quê hương, đất nước qua điệu dân ca xứ Huế.
d. Nội dung, nghệ thuật:
- Nội dung: Bài thơ “mùa xuân nho nhỏ” là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời; thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước, góp một “mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc.
- Nghệ thuật:
+ Bài thơ theo thể 5 chữ, nhạc điệu trong sáng, tha thiết, gần gũi với dân ca. Sử dụng cách gieo vần liền giữa các khổ thơ tạo sự liền mạch của dòng cảm xúc. nhiều hình ảnh đẹp, giản dị, gợi cảm, những so sánh và ẩn dụ sáng tạo.
+ Kết hợp những hình ảnh tự nhiên giản dị đi từ thiên nhiên với những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu trưng, khái quát. Điều đáng chú ý là những hình ảnh biểu trưng này thường được phát triển từ những hình ảnh thực, tạo nên sự lặp lại mà nâng cao, đổi mới của hệ thống hình ảnh (cành hoa, con chim, mùa xuân).
+ Cấu tứ của bài chặt chẽ, dựa trên sự phát triển của hình ảnh mùa xuân. Từ mùa xuân của đất trời sang mùa xuân của đất nước và mùa xuân của mỗi người góp vào mùa xuân lớn của cuộc đời chung.
+ Giọng điệu bài thơ thể hiện đúng tâm trạng, cảm xúc của tác giả. Giọng điệu có sự biến đổi phù hợp với nội dung từng đoạn: vui, say sưa ở đoạn đầu; trầm lắng, hơi trang nghiêm mà thiết tha ở đoạn bộc bạch những tâm niệm; sôi nổi và tha thiết ở đoạn kết.
3. Gợi ý phân tích bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”
a. Mùa xuân của thiên nhiên đất nước (khổ 1)
* Cảm hứng xuân phơi phới của Thanh Hải đã dệt nên một bức tranh xuân rất đẹp, đầy sức sống và tràn ngập niềm vui rạo rực.