PHÒNG GD&ĐT TRƯỜNG THCS | ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC: 2021 - 2022 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 9 ( Thời gian làm bài: 120 phút)
|
Phần I. (6 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao…
Câu 1. Cho biết đoạn thơ trên trích từ văn bản nào, của ai? Văn bản đó ra đời trong hoàn cảnh nào?(1.0đ)
Câu 2. Trong khổ thơ trên từ “lộc” được hiểu như thế nào? Theo em, vì sao hình ảnh “người cầm súng” lại được tác giả miêu tả “Lộc giắt đầy trên lưng”? (1.0đ
Câu 3. Viết đoạn văn diễn dịch (khoảng 12 câu) phân tích khổ thơ trên để làm nổi bật cảm xúc của tác giả trước vẻ đẹp của mùa xuân đất nước. Trong đoạn có 1 câu chứa thành phần cảm thán và 1 phép liên kết (gạch chân và chú thích rõ).(3.5đ)
Câu 4. Kể tên một văn bản trong chương trình Ngữ văn THCS cũng viết về mùa xuân và cho biết tên tác giả của văn bản đó.(0,5đ)
Phần II:(4đ)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Lãng phí thời gian là mất tuyệt đối. Thời gian là một dòng chảy thẳng, không bao giờ dừng lại và cũng không bao giờ quay lại. Mọi cơ hội, nếu bỏ qua là mất. Tuổi trẻ mà không làm được gì cho đời, cho bản thân thì nó vẫn xồng xộc đến tuổi già. Thời gian là một dòng chảy đều đặn, lạnh lùng, chẳng bao giờ chờ đợi sự chậm trễ. Hãy quý trọng thời gian, nhất là trong thời đại trí tuệ này; nền kinh tế tri thức đã và đang làm cho thời gian trở nên vô giá. Chưa đầy một giờ, công nghệ Nhật Bản đã có thể sản xuất một tấm thép, con tàu tốc hành của các nước phát triển, trong vài giờ đã có thể vượt qua được vài ngàn kilômét. Mọi biểu hiện đủng đỉnh, rềnh ràng đều trở nên lạc lõng trong xu thế toàn cầu hiện nay. Giá trị là cần thiết những chơi bời quá mức, để thời gian trôi qua vô vị là có tội với đời, với tương lai đất nước.
(Phong cách sống của người đời, nhà báo Trường Giang, theo nguồn Internet)
1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên? Hãy chỉ ra trong đoạn trích 1 phép liên kết về hình thức.(0.5đ)
2. Em hiểu như thế nào về câu văn: “Thời gian là một dòng chảy đều đặn, lạnh lùng, chẳng bao giờ chờ đợi sự chậm trễ”? (1.0đ)
3. Thông qua đoạn trích trên, em hãy nêu ngắn gọn bài học có ý nghĩa nhất đối với bản thân.(0.5đ)
4. Em hãy viết bài văn ngắn bàn về giá trị của thời gian.(2đ)
PHÒNG GD&ĐT THANH OAI TRƯỜNG THCS CAO VIÊN
| HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KHẢO SÁT GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2021-2022 |
CÂU | NỘI DUNG PHẦN I | ĐIỂM |
1 | - Văn bản: Mùa xuân nho nhỏ; Tác giả: Thanh Hải - Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được sáng tác tháng 11 – 1980, đất nước đã thống nhất, đang xây dựng cuộc sống mới nhưng gặp vô vàn khó khăn. Khi đó nhà thơ đang nằm trên giường bệnh cận kề với cái chết, ông mất một tháng sau đó. |
1.0 |
2 | Từ “lộc” trong khổ thơ được hiểu như sau: - Từ “lộc” trong khổ thơ được dùng theo nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ thể hiện cho sức sống, sức phát triển của đất nước, với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ đất nước trong những ngày đầu xuân. - Hình ảnh "Người cầm súng” lại được tác giả miêu tả “Lộc giắt đầy trên lưng” là vì: liên tưởng đến những người chiến sĩ những người cầm súng khi ra trận trên vai trên lưng có cành lá ngụy trang. Những cành lá ấy mang lộc biếc, chồi non, mang theo cả mùa xuân vào trận đánh. Người chiến sĩ đã đem mùa xuân đến mọi miền. Họ đã làm ra mùa xuân, mang mùa xuân về và chính họ là người bảo vệ mùa xuân đất nước. |
1.0 |
3 | * Hình thức: - Đảm bảo đúng hình thức đoạn văn; đủ số câu; đúng kiểu đoạn văn diễn dịch(có câu chủ đề đứng ở đầu đoạn); diễn đạt rõ ý, mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp... - Trong đoạn có 1 câu có thành phần cảm thán và có một phép liên kết bất kì. (có chú thích rõ) * Nội dung: Đoạn văn đảm bảo các ý: Niềm vui náo nức của nhà thơ trước mùa xuân của đất nước. - Hai câu thơ “Mùa xuân người cầm súng” và “Mùa xuân người ra đồng”: nổi bật hình ảnh người chiến sĩ và người nông dân với 2 nhiệm vụ quan trọng là chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và lao động sản xuất xây dựng đất nước. Điệp ngữ “lộc”, “mùa xuân”: Nhấn mạnh cho vẻ đẹp, sức sống mùa xuân. - Người lính ra trận trên lưng mang theo cành lá ngụy trang như mang theo cả mùa xuân vào trận đánh. - Người nông dân ra đồng, gieo hạt, ươm mầm làm nên vẻ đẹp, sức sống của mùa xuân. - Điệp ngữ kết hợp từ láy “Tất cả như hối hả-Tất cả như xôn xao”: đã tái hiện không khí lao động vô cùng khẩn trương, sôi động của cả đất nước khi đứng trước những nhiệm vụ cách mạng mới, đồng thời diễn tả niềm vui, sự náo nức, phấn khởi của mỗi con người trong công cuộc xây dựng đất nước ở thời kì phát triển mới của dân tộc. - Nghệ thuật: nhịp điệu nhanh, các hình ảnh thơ giản dị, giàu ý nghĩa... | 1.0
2.5 |
4 | Văn bản "Mùa xuân của tôi" (Vũ Bằng) | 0,5 |
CÂU | NỘI DUNG PHẦN II | ĐIỂM |
1 | Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên: nghị luận | 0.25 |