ĐỀ 7
Phần I. (4đ)
Bản lĩnh là khi bạn dám nghĩ, dám làm và có thái độ sống tốt. Muốn có bản lĩnh bạn cũng phải kiên trì luyện tập. Chúng ta thường yêu thích những người có bản lĩnh sống. Bản lĩnh đúng nghĩa chỉ có được khi bạn biết đặt ra mục tiêu và phương pháp để đạt được mục tiêu đó. Nếu không có phương pháp thì cũng giống như bạn đang nhắm mắt chạy trên con đường có nhiều ổ gà.
Cách thức ở đây cũng rất đơn giản. Đầu tiên, bạn phải xác định được hoàn cảnh và môi trường để bản lĩnh được thể hiện đúng lúc, đúng nơi, không tùy tiện. Thứ hai bạn phải chuẩn bị cho mình những tài sản bổ trợ như sự tự tin, ý chí, nghị lực, quyết tâm… Điều thứ ba vô cùng quan trọng chính là khả năng của bạn. Đó là những kỹ năng đã được trau dồi cùng với vốn tri thức, trải nghiệm. Một người mạnh hay yếu quan trọng là tùy thuộc vào yếu tố này.
Bản lĩnh tốt là vừa phục vụ được mục đích cá nhân vừa có được sự hài lòng từ những người xung quanh. Khi xây dựng được bản lĩnh, bạn không chỉ thể hiện được bản thân mình mà còn được nhiều người thừa nhận và yêu mến hơn.”
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính? Xác định nội dung của đoạn ngữ liệu?(0.5đ)
Câu 2. Tìm 2 phép liên kết có trong đoạn trích? (0,5 điểm)
Câu 3: Theo tác giả, thế nào là người bản lĩnh? Và cần làm thế nào để rèn luyện bản lĩnh sống (1,0 điểm)
Câu 4. Từ nội dung văn bản phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về vai trò của bản lĩnh trong cuộc sống hiện nay.(2đ)
PHẦN II: (6đ) Cho đoạn văn sau:
“ Người con trai ấy đáng yêu thật, nhưng làm cho ông nhọc quá. Với những điều làm cho người ta suy nghĩ về anh. Và về những điều anh suy nghĩ trong cái vắng vẻ vòi vọi hai nghìn sáu trăm mét trên mặt biển, cuồn cuộn tuôn ra khi gặp người. Những điều suy nghĩ đúng đắn bao giờ cũng có những vang âm, khơi gợi bao điều suy nghĩ khác trong óc người khác, có sẵn mà chưa rõ hoặc chưa được đúng”.
( Lặng lẽ Sa Pa-Nguyễn Thành Long)
Câu 1. " Người con trai " mà nhà văn Nguyễn Thành Long nhắc tới trong đoạn văn là nhân vật nào ? Em có nhận xét gì về cách đặt tên nhân vật trong tác phẩm ?(1đ)
Câu 2. " Lặng lẽ Sa Pa" là truyện ngắn giàu chất trữ tình. Hãy chỉ ra các chi tiết tạo nên chất trữ tình của tác phẩm.(0.5đ)
Câu 3. Tại sao "Người con trai ấy" lại khiến nhà họa sĩ cảm thấy " nhọc quá", qua đó em hiểu thêm gì về nhân vật ông họa sĩ ?(1.0đ)
Câu 4. Viết một đoạn văn (khoảng 12 đến 15 câu) theo phép lập luận tổng-phân-hợp nêu suy nghĩ của em về nhân vật " người con trai ấy" trong tác phẩm. Trong đoạn văn có sử dụng phép nối và câu cảm thán ( chỉ ra từ ngữ thực hiện phép nối và câu cảm thán).(3.5đ)
ĐỀ 8
Phần I. (6 điểm) Cho câu thơ sau:
Không có kính rồi xe không có đèn
……………………………………
Câu 1. Hãy chép chính xác những câu thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ.(0.5đ)
Câu 2. Hãy cho biết câu cuối trong khổ thơ em vừa chép tác giả dùng nghệ thuật gì? Tác dụng của nghệ thuật đó?(1.5đ)
Câu 3. Viết một đoạn văn diễn dịch (từ 8-10 câu ) trình bày cảm nhận của em về hình ảnh của người lính lái xe trong đoạn thơ trên. Trong đoạn có một câu ghép, chỉ rõ và phân tích cấu tạo câu ghép đó.(4đ)
Phần II.(4) Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:
Người có tính khiêm tốn thường hay tự cho mình là kém, còn phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm, cần được trao đổi, học hỏi nhiều thêm nữa. Người có tính khiêm tốn không bao giờ chịu chấp nhận sự thành công của cá nhân mình trong hoàn cảnh hiện tại, lúc nào cũng cho sự thành công của mình là tầm thường, không đáng kể, luôn luôn tìm cách để học hỏi thêm nữa.
Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế? Đó là vì cuộc đời là một cuộc đấu tranh bất tận, mà tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la. Sự hiểu biết của mỗi cá nhân không thể đem so sánh với mọi người cùng chung sống với mình. Vì thế, dù tài năng đến đâu cũng luôn luôn phải học thêm, học mãi mãi.
Tóm lại, con người khiêm tốn là con người hoàn toàn biết mình, hiểu người, không tự mình đề cao vai trò, ca tụng chiến công của cá nhân mình cũng như không bao giờ chấp nhận một ý thức chịu thua mang nhiều mặc cảm tự ti đối với mọi người.
Khiêm tốn là một điều không thể thiếu cho những ai muốn thành công trên đường đời. (Trích Tinh hoa xử thế - Lâm Ngữ Đường)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản?Nội dung của ngữ liệu trên là gì?(0.5đ)
Câu 2: Theo tác giả, thế nào là người khiêm tốn ? (0.5 điểm)
Câu 3. Anh/chị có đồng tình với ý kiến: “Dù tài năng đến đâu cũng luôn luôn phải học thêm, học mãi mãi” không ? Vì sao ? (1.0 điểm)
Câu 4: Từ nội dung văn bản, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý kiến:“Khiêm tốn là một điều không thể thiếu cho những ai muốn thành công trên đường đời”.(2đ)
Để tải trọn bộ chỉ với 50k, vui lòng liên hệ qua Zalo 0898666919 hoặc Fb: Hương Trần