ĐỀ 1
PHẦN I ( 6 điểm ). Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới :
“Anh thanh niên đang nói, dừng lại. Và tại sao hoạ sĩ cảm giác mình bối rối? Vì nhác thấy người con gái nhỏ nhẹ, e lệ, đứng giữa các luống đơn, không cần hái hoa nữa, ôm nguyên bó hoa trong tay, lắng tai nghe? Vì hoạ sĩ đã bắt gặp một điều thật ra ông vẫn ao ước được biết, ôi, một nét thôi đủ khẳng định một tâm hồn, khơi gợi một ý sáng tác, một nét mới đủ là giá trị một chuyến đi dài”.
(Ngữ văn 9 , tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam)
Câu 1.(0,5đ) Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
Câu 2.(1đ) Trong văn bản, nhân vật ông họa sĩ có vai trò như thế nào? Tại sao họa sĩ "cảm giác mình bối rối " khi gặp gỡ và trò chuyện với anh thanh niên?
Câu 3.(4đ) Những điều anh thanh niên kể về công việc của mình đủ để khơi dậy trong ông họa sĩ " một ý sáng tác ", đủ để làm nên " giá trị một chuyến đi dài ".
Bằng một đoạn văn có độ dài khoảng 15 câu, trình bày theo phép lập luận quy nạp, hãy trình bày cảm nhận của em về nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm. Trong đoạn văn có sử dụng câu cảm thán và một câu có thành phần biệt lập phụ chú. ( chú thích rõ xuống dưới đoạn văn ).
Câu 4.(0,5đ) Hình ảnh con người lao động còn được nói đến trong một tác phẩm đã học trong chương trình Ngữ văn 9. Hãy cho biết đó là tác phẩm nào, tác giả là ai?
PHẦN II (4 điểm). Đọc văn bản sau thực hiện yêu cầu bên dưới.
THỜI GIAN LÀ VÀNG
Ngạn ngữ có câu: Thời gian là vàng. Nhưng vàng thì mua được mà thời gian không mua được. Thế mới biết vàng có giá mà thời gian là vô giá.
Thật vậy, thời gian là sự sống. Bạn vào bệnh viện mà xem, người bệnh nặng, nếu kịp thời chạy chữa thì sống, để chậm là chết.
Thời gian là thắng lợi. Bạn hỏi các anh bộ đội mà xem, trong chiến đấu, biết nắm thời cơ, đánh địch đúng lúc là thắng lợi, để mất thời cơ là thất bại.
Thời gian là tiền. Trong kinh doanh, sản xuất hàng hóa đúng lúc là lãi, không đúng lúc là lỗ.
Thời gian là tri thức. Phải thường xuyên học tập thì mới giỏi. Học ngoại ngữ mà bữa đực, bữa cái, thiếu kiên trì, thì học mấy cũng không giỏi được.
Thế mới biết, nếu biết tận dụng thời gian thì làm được bao nhiêu điều cho bản thân và cho xã hội. Bỏ phí thời gian thì có hại và về sau hối tiếc cũng không kịp.
(Ngữ văn 9 , tập 2 , NXB Giáo dục Việt Nam)
Câu 1.(0,5đ) Xác định phương thức biểu đạt văn bản trên .
Câu 2.(1đ) Việc lặp lại kiểu câu trong các câu in đậm có tác dụng gì?
Câu 3.(0,5đ) Theo tác giả, nếu bỏ phí thời gian sẽ như thế nào?
Câu 4.(2đ) Từ nội dung văn bản trên, và những hiểu biết xã hội của bản thân, hãy viết khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về ý kiến: Đừng bao giờ để đến ngày mai những việc bạn có thể làm ngày hôm nay.
-----Hết-----
ĐỀ 2
Phần I. (4,0 điểm)
Đọc đoạn văn bản và trả lời các câu hỏi sau:
… “Mỗi một người đều có vai trò trong cuộc đời này và đều đáng được ghi nhận. Đó là lí do để chúng ta không vì thèm khát vị thế cao sang này mà rẻ rúng công việc bình thường khác. Cha mẹ ta, phần đông, đều làm công việc rất đỗi bình thường. Và đó là một thực tế mà chúng ta cần nhìn thấy. Để trân trọng. Không phải để mặc cảm. Để bình thản tiến bước. Không phải để tự ti. Nếu tất cả đều là doanh nhân thành đạt thì ai sẽ quét rác trên những đường phố? Nếu tất cả đều là bác sĩ nổi tiếng thì ai sẽ là người dọn vệ sinh bệnh viện? Nếu tất cả đều là nhà khoa học thì ai sẽ là người tưới nước những luống rau? Nếu tất cả đều là kĩ sư phần mềm thì ai sẽ gắn những con chip vào máy tính? Phần đông chúng ta cũng sẽ là người bình thường. Nhưng điều đó không thể ngăn cản chúng ta vươn lên từng ngày.”…
(Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà văn năm 2012)
Câu 1 (0,5 điểm): Xác định câu chủ đề của đoạn văn? PTBĐ?
Câu 2 (0,5 điểm): Xét về cấu tạo ngữ pháp, các câu: “Để trân trọng. Không phải để mặc cảm. Để bình thản tiến bước. Không phải để tự ti.” thuộc loại câu nào? Tác dụng?
Câu 3 (1,0 điểm): Sử dụng cấu trúc “Nếu …thì” trong những câu văn “Nếu tất cả đều là doanh nhân thành đạt thì ai sẽ quét rác trên những đường phố? Nếu tất cả đều là bác sĩ nổi tiếng thì ai sẽ là người dọn vệ sinh bệnh viện? Nếu tất cả đều là nhà khoa học thì ai sẽ là người tưới nước những luống rau? Nếu tất cả đều là kĩ sư phần mềm thì ai sẽ gắn những con chip vào máy tính?” có tác dụng gì?
Câu 4 (2,0 điểm): Theo em, tại sao“Phần đông chúng ta cũng sẽ là người bình thường. Nhưng điều đó không thể ngăn cản chúng ta vươn lên từng ngày”? Để vươn lên từng ngày em cần làm gì?
Phần II. (6 điểm): Đọc đoạn văn sau:
“Ông lão ôm thằng con út lên lòng, vỗ nhè nhẹ vào lưng nó, khẽ hỏi:
- Húc kia! Thầy hỏi con nhé, con là con ai?
- Là con thấy mấy lị con u.
- Thế nhà con ở đâu?
- Nhà ta ở làng chợ Dầu.
- Thế con có thích về làng chợ Dầu không?
Thằng bé nép đầu vào ngực bố trả lời khe khẽ:
- Có
Ông lão ôm khít thằng bé vào lòng, một lúc lâu ông lại hỏi:
- À, thầy hỏi con nhé. Thế con ủng hộ ai?
Thằng bé giơ tay lên, mạnh bạo và rành rọt:
- Ủng hộ cụ Hồ Chí Minh muôn năm!
Nước mắt ông lão giàn ra, chảy ròng ròng trên hai má. Ông nói thủ thỉ:
- Ừ đúng rồi, ủng hộ cụ Hồ con nhỉ.
Mấy hôm nay ru rú ở xó nhà, những lúc buồn khổ quá chẳng biết nói cùng ai, ông lão lại thủ thỉ với con như vậy…”
(“Làng” – Kim Lân, Ngữ văn 9, tập một)
Câu 1: Trong đoạn trích trên, tác giả đã sử dụng hình thức ngôn ngữ đối thoại hay độc thoại? Hãy giải thích rõ.(1đ)
Câu 2: Xây dựng hình tượng nhân vật chính luôn hướng về làng chợ Dầu nhưng vì sao Kim Lân lại đặt tên truyện ngắn của mình là "Làng" mà không phải là “Làng Chợ Dầu”? Điều này có ý nghĩa gì?(1đ)
Câu 3: Qua những lời trò chuyện của ông Hai với đứa con út, ta thấy được tình cảm sâu nặng, chân thành của ông đối với làng quê, đất nước, với cuộc kháng chiến. Bằng một đoạn văn theo cách lập luận tổng – phân – hợp, khoảng 12 câu, phân tích đoạn trích trên để làm rõ điều
Để tải trọn bộ chỉ với 50k, vui lòng liên hệ qua Zalo 0898666919 hoặc Fb: Hương Trần