ĐỀ THI ÔN TẬP CUỐI KÌ I LỚP 6_NGỮ VĂN

Để tải trọn bộ chỉ với 50k hoặc 250K để tải không giới hạn kho tài liệu trên web và drive, vui lòng liên hệ Zalo 0388202311 hoặc Liên hệ CLB_HSG_Hà Nội.Để tải trọn bộ chỉ với 50k hoặc 250K để tải không giới hạn kho tài liệu trên web và drive, vui lòng liên hệ Liên hệ CLB_HSG_Hà Nội.

Tài liệu ôn tập cuối kì I lớp 6 môn Ngữ Văn

Tài liệu đầy đủ chi tiết theo đúng hướng dẫn của Bộ Giáo

Spinning

Đang tải tài liệu...


0 Bạn hãy đăng nhập để đánh giá cho tài liệu này

ĐỀ THI ÔN TẬP CUỐI KÌ I LỚP 6_NGỮ VĂN ĐỀ THI ÔN TẬP CUỐI KÌ I LỚP 6_NGỮ VĂN Để tải trọn bộ chỉ với 50k hoặc 250K để tải không giới hạn kho tài liệu trên web và drive, vui lòng liên hệ Zalo 0388202311 hoặc <a href="https://baigiangxanh.com/document/clbhsgha-noi"> Liên hệ CLB_HSG_Hà Nội</a>.Để tải trọn bộ chỉ với 50k hoặc 250K để tải không giới hạn kho tài liệu trên web và drive, vui lòng liên hệ <a href="https://baigiangxanh.com/document/clbhsgha-noi"> Liên hệ CLB_HSG_Hà Nội</a>.<p>Tài liệu ôn tập cuối kì I lớp 6 môn Ngữ Văn</p><p>Tài liệu đầy đủ chi tiết theo đúng hướng dẫn của Bộ Giáo</p>
0
  • 5 - Rất hữu ích 0

  • 4 - Tốt 0

  • 3 - Trung bình 0

  • 2 - Tạm chấp nhận 0

  • 1 - Không hữu ích 0

Mô tả

TÀI LIỆU ÔN TẬP CUỐI KÌ I – NGỮ VĂN 6

- Đề 1 –

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

“… Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu! …”

(Trích Cây tre Việt Nam – Thép Mới)

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì?

Câu 2. Đoạn văn trên nói lên phẩm chất gì của cây tre? Em hãy ghi lại câu văn thể hiện nội dung đó.

Câu 3. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên và nêu tác dụng?

Câu 4. Từ nội dung đoạn trích trên, hãy viết đoạn văn (6 – 8 câu) nêu suy nghĩ của em về việc giữ gìn những nét đẹp văn hóa của dân tộc.

 

 

 

 

- Hết –

 

 

 

 

 

 

 

- Đề 2 –

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

 “Mười tuổi thơ nghe gió thổi mùa thu

Mắt ngẩng lên trông bản đồ rực rỡ

Như đồng hoa bỗng gặp một đêm mơ.

Bản đồ mới tường vôi cũng mới

Thầy giáo lớn sao, thước bảng cũng lớn sao

Gậy thần tiên và cánh tay đạo sĩ

Đưa ta đi sông núi tuyệt vời.”

(Trích Cửu Long Giang ta ơi Nguyên Hồng, Trời xanh (thơ), NXB Văn học, 1960)

Câu 1: Đoạn thơ trên trích từ tác phẩm nào? Tác giả?

Câu 2: Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ có trong đoạn thơ trên?

Câu 3: Câu thơ “Thầy giáo lớn sao, thước bảng cũng lớn sao” cho em thấy được tình cảm gì của tác giả đối với người thầy và lớp học?

Câu 4: Qua đoạn thơ và những hiểu biết của em, hãy viết từ 5 – 7 dòng nêu cảm xúc của em về một bài thơ em thích nhất.

 

 

 

 

 

- Hết –

 

- Đề 3 –

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

CÁ CHÉP VÀ CON CUA

Cá chép con dạo chơi trong hồ nước. Lúc đi ngang nhà cua, thấy cua đang nằm, vẻ mặt rất

đau đớn, cá chép bèn bơi lại gần và hỏi:

- Bạn cua ơi, bạn làm sao thế?

Cua trả lời:

- Tớ đang lột xác bạn ạ.

- Ôi, chắc là bạn đau lắm. Nhưng tại sao bạn lại phải làm như thế?

- Họ hàng nhà tớ ai cũng phải lột xác thì mới lớn lên và trưởng thành được, dù rất đau đớn

cá chép con ạ.

- À, bây giờ thì tớ đã hiểu.

(Những mẩu chuyện thiếu nhi chọn lọc - NXB Kim Đồng, 2009)

Câu 1: Phương thức biểu đạt của văn bản trên? Cho biết ngôi kể và nhân vật chính?

Câu 2: Theo em, cá chép con đã hiểu được điều gì sau khi nghe câu trả lời của cua?

Câu 3: Câu chuyện trên sử dụng biện pháp tu từ nào là chủ yếu? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó?

Câu 4: Từ câu chuyện trên, em nhận được thông điệp nào? Trình bày bằng 3 – 4 câu văn

 

 

- Hết –

- Đề 4 –

" […] Mặt trời lại rọi lên ngày thứ sáu của tôi trên đảo Thanh Luân một cách thật quá là đầy đủ. Tôi dậy từ canh tư. Còn tối đất, cố đi mãi trên đá đầu sư, ra thấu đầu mũi đảo. Và ngồi đó rình mặt trời lên. Điều tôi dự đoán, thật là không sai. Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông. Vài chiếc nhạn mùa thu chao đi chao lại trên mâm bể sáng dần lên cái chất bạc nén. Một con hải âu bay ngang, là là nhịp cánh…”.

 (Trích Cô Tô – Nguyễn Tuân)

Câu 1. Nêu các phương thức biểu đạt và thể loại của đoạn trích trên.

Câu 2. Trong đoạn trích, để nhận ra vẻ đẹp của Cô Tô, nhà văn đã quan sát cảnh

thiên nhiên và hoạt động của con người trên đảo ở những thời điểm nào và từ vị trí

nào?

Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của phép tu từ trong câu văn sau:

“Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi.”

Câu 4. Thông điệp ý nghĩa nhất với em qua đoạn trích trên là gì?

 

 

 

 

 

- Hết –

 

Để tải trọn bộ chỉ với 50k, vui lòng liên hệ qua Zalo 0898666919 hoặc Fb: Hương Trần

Tài liệu cùng danh mục Ngữ Văn