HỌC KÌ I
1. VĂN BẢN “PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH”
ĐỀ 1: Đọc kĩ phần trích sau đây và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ cả thế giới, có một vị Chủ tịch nước lấy chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm “cung điện” của mình. Quả như một câu chuyên thần thoại, như câu chuyện về một vị tiên, một con người siêu phàm nào đó trong cổ tích. Chiếc nhà sàn đó cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ, với những đồ đạc rất mộc mạc đơn sơ. Và chủ nhân chiếc nhà sàn này cũng trang phục hết sức giản dị, với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ như của các chiến sĩ Trường Sơn đã được một tác giả phương Tây ca ngợi như một vật thần kì. Hằng ngày, việc ăn uống của Người cũng rất đạm bạc, với những món ăn dân tộc không chút cầu kì, như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa.
Câu hỏi
1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?
2. Tìm dẫn chứng cụ thể để chứng tỏ lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất Phương Đông của Hồ Chí Minh?
3. Nêu và phân tích các biện pháp nghệ thuật đã được tác giả sử dụng thành công để làm nổi bật vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh trong phần trích nói trên.
4. Từ nội dung đoạn văn gợi ra hãy nêu suy nghĩ của em về lối sống giản dị bằng 10 câu ?
Gợi ý:
1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính: Nghị luận
2. Đoạn văn đưa ra những dẫn chứng cụ thể cho lối sống giản dị mà thanh cao của Chủ tịch Hồ Chí Minh: cách chọn nơi làm việc; sự giản dị trong trang phục; sự giản dị, đạm bạc trong ăn uống
3. - Nghệ thuật đối lập (vĩ nhân mà hết sức giản dị gần gũi)
- Kết hợp giữa kể và bình luận
- Chọn lọc những chi tiết tiêu biểu
- Đan xen thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, cách dùng từ Hán Việt gợi cho người đọc thấy sự gần gũi giữa Hồ Chí Minh với các bậc hiền triết của dân tộc.
Mỗi biện pháp nghệ thuật phải được làm rõ qua việc chọn và phân tích các dẫn chứng tiêu biểu.
4) HS viết đoạn văn đảm bảo nd sau:
Giản dị là một đức tính tốt đẹp của nhân dân ta (1). Giản dị là đơn giản không xa hoa, lãng phí, không quá cầu kỳ, phức tạp, cũng như không bao giờ khoa trương (2). Lối sống giản dị không phải chỉ thể hiện qua lời nói, cách ăn mặc, việc làm mà còn thể hiện qua suy nghĩ và hành động của mọi người trong cuộc sống cũng như trong các hoàn cảnh(3). Chúng ta phải sống giản dị vì ta sẽ được mọi người yêu quý, kính trọng (4). Bác Hồ là tiêu biểu của con người giản dị. Bác ăn bữa cơm chỉ có vài ba món(5).Sau khi ăn Bác luôn dọn sạch và khi ăn không để rơi hạt cơm nào (6).Hiện nay đã có nhiều người biết sống giản dị, đơn giản(7).Trong đó cũng có nhiều người vẫn chưa biết sống giản dị mà lại sống quá lãng phí, xa hoa (8). Mọi người ơi (9).Chúng nên noi theo gương Bác phải sống thật giản dị và đơn giản (10).